Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 41 - 54)

I. Khối Trung ương

2.2.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 02 25,606 25,606 15,

2.2.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

tín dụng đầu tư của Nhà nước

2.2.2.1. Quy trình thẩm định tại NHPT

Qui trình thẩm định có thể được mô hình gồm 4 bước cơ bản sau - Tiếp nhận hồ sơ.

- Thẩm định, năng lực, tình hình sản xuất kinh doanh. - Thẩm định dự án đầu tư.

Hình 1: Qui trình thẩm định tại NHPT

Từ chối tham gia thẩm định Từ chối thẩm định Từ chối cho vay

2.2.2.1.1. Trình tự tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ Khi nhận được hồ sơ vay vốn chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải vào sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn

Trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ đến Ngân hàng phát triển

Ngay sau khi vào sổ công văn, Bộ phận văn thư chuyển hồ sơ và hướng dẫn khách hàng gặp đơn vị chủ trì thẩm định

- Sau khi nhận được hồ sơ, đơn vị chủ trì thẩm định phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định đồng thời lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ sơ còn thiếu theo quy định.

Trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ đến NHPT qua đường bưu điện:

- Bộ phận văn thư nhận, đóng dấu công văn đến, chuyển toàn bộ hồ sơ đến đơn vị chủ trì thẩm định để kiểm tra. Trường hợp hồ sơ dự án chưa hoàn chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định dự thảo công văn trình Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (đối với Hội sở chính); Giám đốc hoặc Phó Giám đốc

Thẩm định năng lực, tình hình sản xuất kinh doanh Thẩm định dự án đầu tư Quyết định tài trợ cho dự án Tiếp nhận hồ sơ

(đối với Chi nhánh) ký thông báo đề nghị chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thời hạn thông báo cho chủ đầu tư không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn đến, được chuyển đến đơn vị chủ trì thẩm định để thực hiện thẩm định :

- Đơn vị chủ trì thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các Ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định.

- Trường hợp dự án được chấp thuận cho vay, sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, đơn vị chủ trì thẩm định bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án cho Ban Tín dụng (đối với Hội sở chính) hoặc Phòng Tín dụng (đối với Chi nhánh) để quản lý, theo dõi theo lĩnh vực được phân công.

2.2.2.1.2 Thẩm định năng lực, tình hình sản xuất kinh doanh.

Thẩm định năng lực của doanh nghiệp và kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh xuất nhập khẩu (nếu có) của chủ đầu tư, bao gồm:

- Nhận xét quy mô, cơ cấu, mô hình tổ chức hoạt động, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu, số lượng, cơ cấu và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý.

- Nhận xét quá trình hình thành và phát triển và các mối quan hệ trong nội bộ của doanh nghiệp.

- Các sản phẩm chủ yếu, thị trường, khách hàng truyền thống, kim ngạch và giá trị xuất nhập khẩu của các sản phẩm trong thời gian gần đây.

- Nhận xét về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, uy tín đối với nhân viên các các bạn hàng, kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý điều hành của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Nhận xét năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư

Các cán bộ nghiệp vụ cần đánh giá, phân tích năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư trong 2 năm liên tục trước khi đầu tư. Trường hợp thời gian doanh nghiệp hoạt động nhỏ hơn 2 năm thì yêu cầu nhận xét, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập doanh nghiệp đến thời điểm thẩm định. Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thực hiện theo kỳ báo cáo, những giá trị bình quân được tính là trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và cuối kỳ. Các chỉ tiêu cụ thể như:

- Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn càng đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Giá trị các hệ số khả năng thanh toán của chủ đầu tư phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

- Hệ số nợ

Cần phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ, các khoản nợ phải trả, cơ cấu và xu hướng dịch chuyển các khoản nợ, các khoản phải trả của doanh nghiệp, chú ý đối với các khoản nợ lớn và lâu ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời - Khả năng tự tài trợ của chủ đầu tư

Trong báo cáo tài chính cần lưu ý đến tính hợp pháp của các số liệu báo cáo được lập, những vấn đề liên quan về thuế, quản lý tài chính...

Nhận xét uy tín của chủ đầu tư đối với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác

- Đánh giá các quan hệ tín dụng trong thời gian qua.

- Phân tích thực trạng các khoản nợ vay theo từng nhóm nợ, từng tổ chức cho vay.

- Phân tích thực trạng khắc phục nợ quá hạn, các khoản nợ chờ xử ký (nếu có) và phương án khắc phục.

Từ đó rút ra nhận xét chung về uy tín trong quan hệ tín dụng của chủ đầu tư đối với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng.

Kiểm tra và nhận xét về tài sản đảm bảo nợ vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay của chủ đầu tư.

2.2.2.1.3.Thẩm định dự án đầu tư

Nhận xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay

- Nhận xét về căn cứ pháp lý xây dựng dự án: cán bộ cần nhận xét về sự phù hợp của dự án với Chiến lược phát triển của đất nước, Quy hoạch tổng thể của ngành, vùng lãnh thổ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Quy hoạch xây dựng và các Chính sách, văn bản pháp quy khác.

- Nhận xét về phương án lựa chọn địa điểm của dự án. Cần phải đánh giá các căn cứ pháp lý xác định địa điểm của dự án, các điều kiện tự nhiên, xã hội và điều kiện kỹ thuật, quy hoạch phát triển vùng,...Từ đó nhận xét về tính khả thi của địa điểm, đưa ra những kiến nghị (nếu có).

- Nhận xét về phương án lựa chọn công nghệ, thiết bị và bảo vệ môi trường sinh thái : Căn cứ vào thông tin đã có và kinh nghiệm, kết hợp với ý kiến của các nhà chuyên môn, các cơ quan quản lý để có thể kiến nghị với chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư các giải pháp về kỹ thuật của dự án. Ngoài ra còn cần phải đưa ra những nhận xét về phương án công nghệ, phương án thiết bị của dự án, về mức độ ảnh hưởng và chi phí xử lý cần thiết.

- Nhận xét và đánh giá về thị trường sản phẩm của dự án bao gồm phân tích nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu trong tương lai về số lượng chất lượng và giá cả sản phẩm, đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Ngoài ta phải phân tích và nhận xét mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, khả

năng vận chuyển, lưu giữ,bảo quản sản phẩm của dự án. Từ đó đưa ra những nhận xét chung về thị trường và những kiến nghị.

- Nhận xét những yếu tố ảnh hưởng khác như phương thức tổ chức, thực hiện dự án, phương thức đấu thầu, tiến độ thi công và những kiến nghị đầu tư khác. Sau đó tiến hành đánh giá về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, lưu ý đến số lao động trực tiếp và gián tiếp, mức lương bình quân so với thu nhập bình quân chung trên địa bàn

Phân tích và nhận xét về các điều kiện tính toán kinh tế tài chính dự án

- Quy mô công suất - sản lượng và hình thức đầu tư : Các yếu tố cơ bản để lựa chọn quy mô công suất - sản lượng là thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tính năng công nghệ máy móc và thiết bị lựa chọn, khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn của chủ đầu tư

- Tổng mức đầu từ và tiến độ sử dụng vốn đầu tư: căn cứ vào quy mô, công nghệ, thiết bị của dự án, định mức kinh tế -kỹ thuật, suất vốn đầu tư của các dự án tương tự và số liệu thống kê, kinh nghiệm từ công tác thẩm định để kiểm tra sự phù hợp của từng thành phần vốn xây lắp, thiết bị và chi phí khác, dự phòng, lãi vay vốn trong thời gian thi công, vốn lựu động cũng như sự hợp lý về tổng mức vốn đầu tư đối với từng loại ngành nghề của dự án.Sau đó, nhận xét về tiến độ sử dụng vốn đầu tư của dự án theo tiến độ huy động vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

- Nhận xét tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư : Nhận xét về tính khả thi và các điều kiện của nguồn vốn tham gia đầu tư, khả năng đảm bảo đủ nguồn vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của dự án. Từ đó có thể đưa ra các kiến nghị về các nguồn vốn khác có thể tham gia đầu tư dự án, nhận xét và bố trí vốn để thực hiện dự án.

- Lãi suất và các điều kiện tín dụng khác nếu có: Nhận xét lãi suất vốn vay và các điều kiện tín dụng hiện có phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà Nước. Trong trường hợp dự án có dự tính các điều kiện vốn vay không phù hợp với các quy định hiện hành, cán bộ thẩm định cần nhận xét để sửa chữa lại. Cần lưu ý là lãi suất vay vốn để tính toán và kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án là lãi suất kiểm tra tại thời điểm thẩm định.

- Nhận xét chi phí sản xuất kinh doanh: Đánh giá các tính toán, giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm và tổng chi phí hàng năm của dự án. Cần kiểm tra đánh giá các yếu tố:

+ Tính hợp lý của các định mức chi phí so với dự án có cùng điều kiện tương tư. Ngoài ra, các định mức chi phí phải phù hợp với các quy định về quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh...theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra định mức chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. So sánh với định mức chi phí nhân công trong các doanh nghiệp cùng loại, cùng ngành, trên địa bàn và mặt bằng chung của cả nước.

+ Kiểm tra và nhận xét về cách tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ khấu hao giá thành sản phẩm của dự án.

+ Tính hợp lệ, đầy đủ của các yếu tố giá thành sản phẩm.

+ Nhận xét chung về chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm - Nhận xét về doanh thu của dự án

+ Đánh giá mức giá bán của sản phẩm hiện tại và dự báo trong tương lai để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, công suất và số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được, từ đó tính toán doanh thu của dự án qua các năm.

+ Xác định hiệu quả sử dụng tài sản của dự án, so sánh và đánh giá với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp, của ngành hoặc các doanh nghiệp có điều kiện tương tự.

- Nhận xét cân đối thu chi tài chính của dư án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đánh giá tính hợp lệ, đầy đủ của các chỉ tiêu thu chi tài chính. Cân đối thu chi tài chính phảm đảm bảo tính khả thi.

+ Nhận xét chung về phương án cân đối thu chi tài chính của dự án.

- Nhận xét những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi của của phương án tính toán nếu có như rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về thị trường, thanh toán, môi trường xã hôi và những ảnh hưởng rủi ro về kinh tế vĩ mô...

Kiểm tra và nhận xét các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của dự án

- Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án bao gồm các chỉ tiêu sau + Giá trị hiện tại thuần (NPV)

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) + Tỷ lệ lợi ích/ chi phí (B/C) + Thời gian hoàn vốn (T) + Phân tích độ nhạy của dự án

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội: + Giá trị sản phẩm và dịch vụ gia tăng.

+ Việc làm và thu nhập của người lao động mà dự án giải quyết được. + Đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.

+ Các lợi ích về xã hội, môi trường, các mục tiêu xã hội mà dự án đem lại, đối tượng được hưởng, những tồn tại mà xã hội có thể chưa giải quyết được.

+ Kiểm tra nguồn trả nợ: Khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay cố định tính trong giá thành, lợi nhuận sau thuế dùng để trả nợ và kế hoạch trả nợ. Nguồn lợi nhuận dùng để trả nợ của dự án phải đảm bảo không vượt quá tỷ lệ quy định trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

2.2.2.1.4. Nhận xét, kiến nghị chung về dự án và ra quyết định tài trợ cho dự án

Đối với dự án phân cấp:

Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPT quyết định cho vay các dự án được phân cấp theo Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng giám đốc NHPT; báo cáo NHPT kết quả thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án để thực hiện giám sát theo quy định.

Đối với dự án không phân cấp:

Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPT tổ chức thẩm định và đề xuất với Tổng giám đốc NHPT về việc cho vay đối với dự án theo Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng giám đốc NHPT. Báo cáo NHPT kết quả thẩm định và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án về Hội sở chính để xem xét trình Tổng giám đốc NHPT quyết định cho vay.

2.2.2.2. Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định dư án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư được thực hiện theo Điều 16 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

2.2.2.2.1. Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư - Kiểm tra đánh giá tính đầy đủ của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vay vốn. - Kiểm tra tính hợp lệ của các văn bản, tài liệu, cụ thể là :

+ Tính nhất quán về nội dung, số liệu.

- Nhận xét đánh giá liên quan đến trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu.

2.2.2.2.2 Về chủ đầu tư dự án

- Năng lực kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư, bao gồm :

+ Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian hoạt động và kết quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của doanh nghiệp đầu tư dự án, của Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư.

+ Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành của chủ đầu tư. - Năng lực tài chính của chủ đầu tư.

+ Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân tích,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 41 - 54)