Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quá trình thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 58 - 60)

I. Khối Trung ương

3.1.3.Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quá trình thẩm định dự án

3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 02 25,606 25,606 15,

3.1.3.Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quá trình thẩm định dự án

trường, công nghệ, kỹ thuật phức tạp nằm ngoài chuyên môn của cán bộ thẩm định, nên hiệu quả trong nôi dung thẩm định này lại chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định nói chung.

Những vướng mắc nêu trên đã dẫn đến tình trạng không ít các dự án phải thẩm định đi thẩm định lại nhiều lần làm tổng thời gian thảm định đối với 01 dự án kéo dài (trong số 175 dự án được thẩm định năm 2006 thì số dự án phải thẩm định từ 2-3 lần tới gần 80 lượt)

3.1.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quá trình thẩm định dự án thẩm định dự án

Các cơ quan chuyên ngành chưa đưa ra được những chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của từng ngành, vùng để làm căn cứ so sánh để xem các số liệu trong dự

án có chính xác hay không. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành còn yếu.

Xét trong nội bộ Ngân hàng phát triển, sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn là khá chặt chẽ. Đặc biệt là việc phân cấp thẩm định được thực hiện tại Ngân hàng phát huy hiệu quả khá cao. Việc phân cấp thẩm định một số dự án cho Chi nhánh, và tổ chức thẩm định tại Ngân hàng rất khoa học, có sự tham gia của hầu hết các phòng ban chuyên môn trong công tác thẩm định. Tuy nhiên lại chưa có sự phối hợp giám sát kịp thời đầy đủ việc triển khai thực hiện quy chế, quy trình thẩm định tại các Chi nhánh. Vì thế một số ít chi nhánh trong quá trình thẩm định dự án vẫn còn vi phạm những điều kiện phân cấp đã được quy định như điều kiện mức vốn của dự án, mức vốn vay, kế hoạch trả nợ, báo cáo thẩm định,...

3.1.4.Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thẩm định

Việc xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ để phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định đối với Việt Nam nói chung và điều kiện thực tế tại Ngân hàng phát triển là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải tập trung rất nhiều công sức và chi phí vật chất. Đây một phần là do công nghệ, thiết bị tại Việt Nam còn lạc hậu nhiều so với khu vực và thế giới, mặt khác nguồn tài chính ở Ngân hàng cũng có hạn và chưa đủ trong việc phân bổ để xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại và hoàn chỉnh trong toàn hệ thống.

Số lượng của thông tin còn chưa đầy đủ do hoạt động thu thập thông tin còn yếu và chưa đa dạng. Chủ yếu là thông tin do khách hàng cung cấp, những nguồn khác rất hạn chế. Việc cập nhật các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, số liệu mới về sản phẩm, giá cả thị trường, thị phần về sản phẩm của doanh nghiệp chưa được đáp ứng. Thông tin theo ngành và lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật đã được thu thập, cung cấp lên trang điện tử của Ngân hàng phát triển nhưng vẫn chưa được hoàn thiện,còn trục trặc cho quá trình triển khai. Thông

tin theo ngành và lĩnh vực kinh tế thì hầu như chưa được thực hiện hoặc không đầy đủ, thiếu cập nhật dẫn đến việc dự tính giá bán, sản lượng, doanh thu, và các khoản mục chi phí không sát với thực tế. Kết quả là hiệu quả thực tế của dự án thấp hơn nhiều so với tính toán và do đó khả năng trả nợ không đảm bảo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 58 - 60)