Các quy định về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 57 - 58)

I. Khối Trung ương

3.1.2.Các quy định về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định

3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 02 25,606 25,606 15,

3.1.2.Các quy định về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định

Quy trình thẩm định còn nặng về hồ sơ giấy tờ, quá trình khảo sát tình hình triển khai dự án, thẩm định thực tế tại địa bàn, đánh giá tính khả thi của dự án thông qua các dự án tương tự còn hạn chế cả về mặt thời gian và phương pháp tiếp cận.

Thực tế công tác thẩm định hiện nay tại Ngân hàng thiên về thẩm định dự án đầu tư trong đó đi quá nhiều vào các nội dung kinh tế -kỹ thuật, trong khi đó nội dung thẩm định năng lực Chủ đầu tư chưa sâu, chưa đạt yêu cầu đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp quốc doanh.

Tổng kết công tác cho vay tín dụng đầu tư cho thấy, nguyên nhân chủ yếu hàng đầu của rủi ro tín dụng là từ Chủ đầu tư, do chủ đầu tư yếu kém về năng lực mà khi thẩm định lại không phát hiện được.

Nội dung thẩm định về công nghệ, kỹ thuật của dự án là một nội dung khó hơn nữa năng lực, sự hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các cán bộ thẩm định còn hạn chế. Việc thẩm định không tốt nội dung này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực tế của dự án khi đi vào hoạt động

Nội dung phân tích, đánh giá thị trường đầu ra của sản phẩm rất phức tạp, nhất là trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc đánh giá thị trường của dự án là rất khó khăn.

Ngoài ra khả năng tiếp cận thực tế dự án và cập nhật tình hình về dự án, về chủ đầu tư còn hạn chế. Qua thực tế thẩm định có một số dự án đã quyết định đầu tư và đã thực hiện một phần nhưng báo cáo thẩm định của Chi nhánh không đề cập đến, một số dự án Chủ đầu tư đề nghị thẩm định lại do có thay

đổi về địa điểm, thay đổi tổng mức đầu tư nhưng dự án hầu như không được lập lại mà Chi nhánh vẫn tiến hành thẩm định; số liệu dự án đã quá cũ mà không được cập nhật;

Nội dung phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp, Chủ đầu tư còn yếu. Còn nhiều vướng mắc, bất cập trong việc xác định nguồn vốn tham gia đầu tư dự án. Một số dự án nguồn vốn tự có chưa khẳng định được tính khả thi; nguồn vốn thương mại chưa có thoả thuận chính thức; nguồn vốn ngân sách Nhà nước chưa được khẳng định; nguồn vốn vay nước ngoài chưa đủ cơ sở để khẳng định;

Tại Ngân hàng phát triển chưa có bộ phận độc lập hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn một cách chuyên nghiệp theo đúng quy định dẫn đến việc dự án được lập quá sơ sài, chưa đáp ứng các yêu cầu đối với một dự án đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, hồ sơ dự án còn nhiều điểm mâu thuẫn, chi phí giá thành được xác định chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 57 - 58)