Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước công nghiệp mới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia,... Chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư lớn đến từ các nước phát triển như: Mỹ và EU,...
Cơ cấu vốn đầu tư còn bất hợp lý: Tính đến tháng 6/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực.
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 1995 đến tháng 6/2008
Ngành Vốn đăng ký của Vĩnh Phúc (1000 USD) Tỷ lệ % trên tổng vốn đăng ký của Vĩnh Phúc
Nông, lâm, thuỷ sản 19.000 0,93
Công nghiệp và xây dựng 1.988.324,567 97,42
Khách sạn nhà hàng, vận tải 17.550 0,86
Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 10.000 0,49
Ngành khác 6.266,278 0,3
Tổng 2.041.140,845 100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Đầu tư FDI vào các ngành nông - lâm - thuỷ sản, khách sạn nhà hàng, vận tải và kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn vẫn còn rất hạn chế. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc cao nhất vẫn là ngành công nghiệp, xây dựng ngành có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại như: Sản xuất ô tô, xe máy, ngành điện tử, tin học,... Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung quá vào các ngành này thì sẽ làm mất cân đối cơ cấu đầu tư của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong khi đó, có nhiều lĩnh vực khác cũng cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài như ngành nông - lâm - thuỷ sản, các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như ngan hàng, y tế, giáo dục và đầu tư tài chính,...
Lĩnh vực kinh doanh, đầu tư ngoài việc chịu sự chi phối trực tiếp của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư còn chịu sự chi phối trực tiếp của một số luật khác như: Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, các luật chuyên ngành khác, trong khi đó các văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành (nhất là quy định về quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất), thậm chí trong nội dung những luật còn có những tồn tại khác biệt, một vài điểm chưa tương thích.
Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt hệ thống giao thông, nhất là tuyến quốc lộ 2A triển khai thi công chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư vào các địa bàn phía bắc của tỉnh.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một vài nơi còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận người dân cố tình chống đối hoặc chây ỳ trong việc giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án, do đó đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án và môi trường đầu tư của tỉnh.
Công tác quy hoạch phát triển các KCN chưa mang tính đồng bộ. Thời gian vừa qua các KCN chủ yếu được hình thành phát triển từ CCN, do đó đã này sinh những tồn tại hạn chế như: Hạ tầng KCN chưa thực hiện đồng bộ, việc đầu tư xây dựng và đấu nối các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào KCN của các ngành: điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông,... chưa tạo sự đồng bộ, thống nhất. Các lĩnh vực như hỗ trợ phát triển KCN như nhà ở cho công nhân, dịch vụ, kho vận,... chưa được đáp ứng.
Cải cách hành chính chưa thực sự triệt để, toàn diện, trong khi cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư chưa đi vào hoạt động, vẫn phải qua nhiều đầu mối làm mất nhiều thời gian cho các nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục hành chính. Đây là một rào cản trong thu
hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tục hành chính còn rườm rà và còn sự chồng chéo vẫn gây ách tắc cho nhà đầu tư. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư đôi khi còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cán bộ ở một vài nơi, vài bộ phận còn chưa tinh thông nghiệp vụ, giải quyết công việc máy móc, cứng nhắc, gây khó khăn, ách tắc cho nhà đầu tư. Cá biệt vẫn còn tình trạng cán bộ yếu kém về năng lực phẩm chất, thiếu nhiệt tình khi giải quyết công việc, đặc biệt là thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế, chưa thực sự thành thạo về ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp,...
Chi phí đầu tư còn cao hơn các khu vực khác. Tình trạng độc quyền trong một số lĩnh vực kinh doanh như điện, nước, viễn thông đã làm chi phí cho các dịch vụ phục vụ đầu tư cao.
Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, thủ tục hành chính rườm rà. Cơ chế quản lý của nhà nước vừa kồng kềnh, vừa trùng lặp, vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.