Những thành công

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái thiết lập, tỉnh có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau 9 năm thực hiện thu hút FDI, tỉnh đã thu được những thành quả lớn: Đứng thứ 6 cả nước về thu hút FDI. Tỉnh Vĩnh Phúc hội tụ nhiều nhân tố thuận lợi trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lực lượng lao động dồi dào. Từ những điều kiện thuận lợi trên kết hợp với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khôn khéo, công tác quản lý khoa học của tỉnh Vĩnh Phúc đã đem lại cho tỉnh những kết quả khả quan.

Từ một tỉnh đứng vị trí 47 cả nước về thu hút đầu tư trong những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, đến năm 2005 đã vươn lên đứng thứ 7 cả nước. Tính đến hết năm 2005, Vĩnh Phúc có 74 dự án đầu tư FDI với số

vốn đăng ký là 713,7 triệu USD. Khu vực FDI đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhờ thu hút mạnh FDI nên cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Khu vực FDI góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm. Đóng góp của khu vực FDI cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc còn phải kể đến khoản nộp ngân sách, năm 2002 nộp ngân sách chỉ là 1,78 triệu USD, thế nhưng năm 2005 nộp ngân sách lên đến 6,36 triệu USD, làm tăng thu ngân sách của tỉnh lên đến 5.480,2 tỷ đồng năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 17,1%/năm, vượt so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc những năm qua rất đáng khích lệ, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản, sau khi tái lập tỉnh năm 1997 tỷ trọng của các ngành: Công nghiệp chiếm 19,52%, nông nghiệp chiếm 43,77%, dịch vụ chiếm 36,71%. Thì đến năm 2005 con số này đã có sự chuyển biến rất rõ rệt: Công nghiệp chiếm 52,2%, nông nghiệp chiếm 21,2%, và dịch vụ chiếm 26,6%. Đến nay, tính đến hết năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đã tăng đáng kể đạt tới 60%, tỷ trọng ngành nong – lâm – thuỷ sản đã giảm xuống còn 14,76%, ngành dịch vụ chiếm 25,24%. Qua đó đã cho thấy tỉnh Vĩnh Phúc đang cố gắng hết sức mình trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thoát khỏi tình trạng là một tỉnh thuần nông.

Đến nay, có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là Nhật Bản và Đài Loan, những tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota và Honda đầu tư vào tỉnh với các sản phẩm ô tô, xe máy có uy tín, có kỹ thuật và sức cạnh tranh cao, những tập đoàn lớn của Đài Loan như Compal đầu tư vào tỉnh với các sản phẩm máy tính xách tay, màn hình tinh thể lỏng. Tiếp đến là Hàn Quốc, Việt kiều Nga, Trung Quốc, còn lại là các nước như: Malaysia, Mỹ, Bungary,... với số vốn đầu tư nhỏ.

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc được cả nước biết đến như một trong những điển hình về sự vươn lên từ một tỉnh thuần nông đang trên dà phát triển thành một tỉnh công nghiệp. Hơn mười năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm đạt 17,1%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2007, tỷ trọng công nghiệp chiếm 60%, dịch vụ chiếm 25,24%, nông nghiệp chiếm 14,76%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, từ 892 tỷ đồng năm 1997 lên 20.335 tỷ đồng năm 2006 (bình quân tăng 40%/năm) và năm 2007 đạt gần 30 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn từ 97 tỷ đồng năm 1997 lên 4.467 tỷ đồng năm 2006 và năm 2007 đạt 5.480,2 tỷ đồng. Từ năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được ngân sách và làm nghĩa vụ với Trung ương.

Có được những thành tựu đáng phấn khởi như trên, có thể khảng định, chính là nhờ quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, coi phát triển công nghiệp làm nền tảng và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã trở thành một điểm sáng về thu hút đầu tư. Tính đến hết tháng 9/2007, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 127 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, trong đó nổi bật là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, đại diện các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như Toyota, Honda, Compal, Piaggio, Foxcom,... Các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đạt được những kết quả về thu hút đầu tư trên, yếu tố quyết định chính là môi trường đầu tư. Đây là vấn đề được lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Với quan điểm coi các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của các nhà đầu tư là thành công

của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)