Tăng cường giám sát và quản lý các doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 82)

Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong việc thực hiện thủ tục hành chính, từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Có thể nói hiệu quả của các doanh nghiệp FDI sau khi đi vào hoạt động là rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung của tỉnh và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói riêng, tránh tình trạng làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản gây lên tình trạng thất nghiệp sẽ là gánh nặng cho xã hội. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động phải đạt hiệu quả, đúng đường lối và định hướng của nhà nước. Hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi được cấp phép.

Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát báo cáo của doanh nghiệp về tình hình đầu tư xây dựng, quá trình triển khai dự án và cả trong quá trình

hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện xử lý kịp thời những doanh nghiệp không chấp hành đầy đủ những quy định của nhà nước. Kiểm soát báo cáo của doanh nghiệp FDI về tình hình đầu tư xây dựng, nhập trang thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện quản lý, theo dõi các dự án trực tiếp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình triển khai đầu tư kịp thời, chính xác. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các dự án triển khai theo tiến độ dự án được duyệt, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về tiến độ thực hiện dự án, các chế độ về lao động, tài chính, bảo hiểm,... Nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ lao động đối với người lao động, không để xảy ra tình trạng đình công.

Theo dõi thương xuyên quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phép trái với quy định cấp phép kinh doanh. Giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sát cánh cùng doanh nghiệp, giải quyết kịp thời và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan quản lý đầu mối, cần xây dựng hệ thống xử lý, quản lý và lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần đảm bảo tính phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành vì mục tiêu chung của tỉnh là thu hút nguồn vốn FDI cho gải quyết việc làm nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tăng cường, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý của các Sở, Ban, Ngành. Đảm bảo nâng cao về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp. Nâng cao tỉnh chủ động, linh hoạt và sáng tạo của các đơn vị quản lý, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động làm ăn có hiệu quả.

Đối với người lao động, để bảo vệ quyền lợi thiết thực cho người lao động cần phát triển các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên trong các

doanh nghiệp nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các tổ chức đó còn là kênh thông tin quan trọng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết. Đây là một giải pháp rất thiết thực, cần thiết để hạn chế tác động tiêu cực của doanh nghiệp FDI đến lao động việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến khá nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với những việc đã làm được trong công tác thu hút đầu tư cộng với quyết tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường đi tới mục tiêu đã định.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 82)