công trình đường sắt những năm tới(2009-2010)
1. Xây dựng chương trình định hướng cho người lao động
Đó là những phương pháp giúp người lao động mới trong công ty có thể hoà nhập và làm quen với công việc nhanh hơn. Hiện nay công ty chưa có chương trình định hướng cụ thể mà đơn thuần chỉ là sự sắp xếp người lao động vào vị trí tương ứng với trình độ bằng cấp chuyên môn của người lao động, sau đó người quản lý trực tiếp sẽ phụ trách hướng dẫn và giúp người lao động mới làm quen với công việc. Như vậy cần phải có một chương trình định hướng để giúp người lao động mới có được thế chủ động trong công việc. Một chương trình định hướng có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được số người rời khỏi doanh nghiệp, giảm chi phí tuyển dụng thêm lao động.
Công ty nên áp dụng một chương trình định hướng sau:
▪ Chế độ làm việc hàng ngày: giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, giờ ăn trưa… ▪ Các công việc phải làm hàng ngày
▪ Phương pháp hoàn thiện các công việc ▪ Tiền lương và quy chế tiền lương ▪ Tiền thưởng, các phúc lợi và dịch vụ
▪ Các nội quy, quy định về kỷ luật lao động, an toàn lao động ▪ Các phương tiện phục vụ sinh hoạt, thông tin và y tế
▪ Mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của nhà máy, của công ty
▪ Lịch sử và truyền thống nhà máy ▪ Các giá trị cơ bản của nhà máy
Các thông tin trên có thể cung cấp cho người lao động bằng nhiều hình thứcnhư bảng thông báo, trên loa đài, phỏng vấn, thảo luận theo nhóm, tham quan…
Các nội dung định hướng, thời gian thực hiện và phương pháp thực hiện cần được thiết kế và lập thành chương trình, in thành văn bản và gửi tới từng người lao động và những người có liên quan.
Chương trình định hướng cần xác định mục tiêu rõ ràng và sau mỗi lần định hướng phải đánh giá được kết quả đạt được từ đó rút kinh nghiệm.
2. Chuyển đổi nhân sự nội bộ
Các tổ chức tồn tại và phát triển được là nhờ có sự phối hợp, liên kết giữa nhiều cá nhân. Mỗi người phải hiểu được năng lực, tính cách của người khác thì mới có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng.
Trong các doanh nghiệp lớn, có nhiều bộ phận mà ở đó, mỗi nhân viên ngoài các quan hệ trong giới hạn phòng ban mình còn phải thường xuyên phối hợp với người ở những phòng ban khác. Do đặc thù công việc, mỗi bộ phận có những đặc điểm và quy ước riêng. Trong lúc hợp tác, nếu không hiểu biết đầy đủ về công việc của nhau thì có thể xảy ra những hiểu lầm, thậm chí mâu thuẫn. Một mặt, những khúc mắc ấy sẽ làm giảm hiệu quả công việc khi hai bên không hiểu ý nhau. Mặt khác, điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ tập thể.
Nhìn chung, nếu nắm vững quy trình thì các cán bộ, nhân viên sẽ dễ làm việc với nhau. Vì vậy, cần đặt ra yêu cầu là nhân viên không chỉ biết quy trình làm việc ở bộ phận họ làm việc mà còn phải nắm được quy trình chung của cả công ty”. Cụ thể là trong ba năm đầu làm việc, nhân viên được chuyển đổi giữa các phòng ban sáu tháng một lần. Nhân viên marketing sẽ được chuyển qua các phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng… Sau một vòng “chu du”, họ có quyền chọn công việc lâu dài, không nhất thiết là đúng với dự tính đã đăng ký lúc đầu. Việc
chuyển đổi này giúp nhân viên chọn đúng vị trí phù hợp sau khi đã hiểu hết công việc ở từng phòng.
Thông thường, các ứng viên nộp đơn dự tuyển theo chuyên ngành mà họ đã học, vì vậy, nếu để họ làm ngay công việc theo nguyện vọng ban đầu chưa chắc đã phát huy hết khả năng của họ. Hơn nữa, áp dụng cách này sẽ tránh được tâm lý “Đứng núi này trông núi nọ”. Nếu chưa từng đứng ở vị trí của đồng nghiệp, người ta luôn chỉ thấy cái dễ, cái lợi trong công việc của người khác mà không biết rằng đằng sau đó là vô số những rắc rối mà họ phải đau đầu giải quyết.
Mục đích chính trong những cuộc chuyển đổi này là để mỗi người biết việc làm của mình có ảnh hưởng như thế nào đến công việc của đồng nghiệp ở các khâu khác. Ví dụ sự chậm trễ, thiếu linh hoạt của phòng kế toán sẽ gây khó khăn cho việc triển khai chiến dịch của phòng marketing, hay sự qua loa trong việc tuyển dụng của phòng nhân sự sẽ để lại hậu quả mà các phòng ban khác phải mất một thời gian dài để khắc phục.
KẾT LUẬN
Công tác tuyển dụng lao động và bố trí nhân lực là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các tổ chức nói chung và của Công ty cổ phần công trình đường sắt nói riêng. Tuy nhiên nếu xét rieng công tác này thì không thể đạt được những kết quả tốt được, nó cần được kết hợp nhuần nhuyễn với các công tác khác trong phòng tổ chức lao động như công tác tiền lương, công tác đào tạo phát triển, công tác kế hoạch hoá…như vậy mới thực sự phát huy được công dụng của các công tác này. Nhìn chung Công ty cổ phần công trình đường sắt đã thực hiện một cách tương đối hiệu quả đối với công tác tuyển dụng và bố trí nhân lực vì vậy mà hiện nay Công ty là một trong những Công ty đứng đầu về lĩnh vực đường sắt với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và trình độ tốt. Trong bài báo này tôi đã vận dụng các kiến thức cơ bản về công tác tuyển dụng và bố trí nhân lực từ đó phân tích thực trạng thực hiện công tác này của Công ty cổ phần công trình đường sắt.
Tôi mong rằng bản báo cáo này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo tốt cho Công ty và giúp Công ty có những giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp tôi hoàn thiện bài báo cáo này!
MỤC LỤC