Những lợi thế và bất lợi của Hải Dương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 35)

giai đoạn 2007 đến nay

I. Những lợi thế và bất lợi của Hải Dương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. tiếp nước ngoài.

1. Những lợi thế của Hải Dương

Về địa lí,tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động , thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương, ...

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có một vị trí rất quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương có vị trí rất thuận lợi về giao thông: có đường bộ Quốc lộ 5, Quốc lộ 18; đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua; gần cảng hàng không Nội Bài, Gia Lâm, cảng cạn containor và chỉ cách cảng Hải Phòng 50km. Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm, trở thành nơi có nhiều ưu thế phát triển kinh tế , đặc biệt là công nghiệp. Tận dụng và phát huy được những ưu thế trên, biến những tiềm năng thành thế mạnh thực sự về kinh tế, khai thông các nguồn vốn đầu tư, cần có một chính sách tổng hợp về quản lý đầu tư, trước hết là quy hoạch chi tiết cho các Khu công nghiệp (KCN).

Hải Dương có những thế mạnh nổi bật như hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, nhiều trục giao thông Quốc gia quan trọng chạy qua như đường QL 5A, đường QL 18, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nhờ đó kết nối thuận

tiện với cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, cảng hàng không quốc tế Nội Bài tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá xuất khẩu.

Về lao động, Hải Dương có dân số 1,7 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao động. Đó là nguồn lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Hiện tỉnh có 4 trung tâm đào tạo nghề tuy quy mô khá, song mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu như hiện nay. Đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, cùng với mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề phù hợp là việc làm cần được xem xét.

Về văn hóa,Hải Dương có rất nhiều ngành nghề truyền thống với những đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước như gốm Chu Đậu,bánh đậu xanh Hải Dương, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang….Người dân có truyền thống cần cù , ham học hỏi…

Về cơ sở hạ tầng,đạt được thành tích là 1 trong mười địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài là do Hải Dương đã biết phát huy tối đa các lợi thế là một vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đồng thời tỉnh cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được điều kiện của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi sự chủ động, kịp thời của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Chính quyền tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến việc tạo cơ chế thông thoáng nhưng đúng luật trong hoạt động đẩy mạnh thu hút FDI. Tỉnh đang mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và tiếp tục quan tâm đến việc hoàn thiện những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.

2. Những bất lợi của Hải Dương

Về quy chế, Luật... vấn đề thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu từ lâu đã trở thành rào cản khó gỡ trong các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, muốn giữ chân doanh nghiệp và thu hút đầu tư, kinh tế gia lừng danh Paul Krungman trong buổi tọa đàm về khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam cho rằng, cần phải sửa đổi những yếu kém từ nội tại. Vị chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2008 cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam nên tập trung vào chấn chỉnh hệ thống giáo dục, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cảnh giác trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tiếp theo bằng nhiều biện pháp như cải tiến hệ thống tài chính, tiền tệ...Tuy Hải dương đã tạo cơ chế thong thoáng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục

Về lao động,Theo Liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương, nguồn LĐ của chủ yếu xuất thân từ nông thôn, (60% mới tốt nghiệp THCS), tay nghề, tác phong, ý thức CN chưa cao. Hiện nay, trong 17 vạn CN mới chỉ có 6% có tay nghề cao.

Cũng theo Liên đoàn lao động tỉnh, tuy tỉnh đang thu hút nhiều DN vào đầu tư, xong phần nhiều vẫn là sản xuất hàng dệt may, da giày. Lĩnh vực này mới chỉ giải quyết về mặt việc làm chứ thu nhập của CN còn thấp, trung bình chỉ 800 nghìn - 2 triệu đồng/tháng

Năm 2008, FDI là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của suy giảm kinh tế toàn cầu. Một số mặt hàng có tỷ giá trị sản xuất lớn như dây cáp điện giảm 43,4%; ô-tô giảm gần 50%...

Thu hút vốn FDI cũng gặp nhiều khó khăn. 5 tháng đầu năm mới thu hút được 11,5 triệu USD, bằng 6,3% cùng kỳ năm 2008. Tiến độ thực hiện các dự án đã cấp phép chậm do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Chỉ có 50% trong tổng số 18 dự án được cấp phép ngoài khu công nghiệp năm 2008 đã hoặc đang đầu tư; còn lại xin giãn tiến độ đến năm 2010.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w