II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2009 1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm
1. Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương
tế xã hội của Hải Dương
1.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Hải Dương
Kế hoạch năm 2008 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều ảnh hưởng của yếu tố không thuận lợi, như: sự suy giảm kinh tế Thế giới và trong khu vực, tình hình thời tiết xấu, dịch bệnh xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao…nhưng với tinh thần phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh liên tục phát triển.
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,4% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 25,5%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (không tính thuế nhập khẩu) tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 242 triệu 233 nghìn USD, tăng 53,9% so với cùng kỳ.
Tạo thêm việc làm cho trên 16.000 người (kế hoạch cả năm là 3,2 vạn). Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác quốc phòng và quân sự địa phương được giữ vững.
6 tháng đầu năm 2009,tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 2,8% so với 6 tháng đầu năm 2008 (KH 10,5%).
Tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 1.630 tỷ 943 triệu đồng, bằng 45,7% dự toán năm, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu nội địa ước đạt 1.437 tỷ 350 triệu đông, bằng 46,8% dự toán năm, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2008. Thu thuế XNK ước đạt 193 tỷ 593 triệu đồng, bằng 38,7% dự toán năm, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm trước. Chi cân đối ngân sách 6 tháng đầu năm ước thực hiện 1.890 tỷ 767 triệu đồng, đạt 52% dự toán năm, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu của các DN tăng dần theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này mới chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thì năm 2007, con số này đã đạt tới 84,3%.Không những thế, khu vực DN FDI còn giúp Hải Dương tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, marketing... hiện đại và rất bổ ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
1.2.Vấn đề lao động và công ăn việc làm
Trước kia, người lao động trong khu vực tỉnh thường di chuyển nhiều vào miền Nam( như Bình Dương, Sài gòn, Đồng Nai….) để làm công nhân cho các nhà máy ở các khu CN, nhưng khi nhiều KCN ở tỉnh mọc lên giải quyêt nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khiến người lao động có thu nhập ổn đinh mà không phải đi xa.Lao động được tiếp cận, học hỏi công nghệ tiên tiến của nước ngoài nên tay nghề ngày càng được nâng cao.Mức sông của người lao động ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ngày càng tăng cao.
1.3.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập
1.3.1.Thu nhập của doanh nghiệp và người lao động
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương là một trong những lĩnh vực vô cùng hấp dẫn đối với lực lượng lao động, và đặc biệt là các lao động trẻ có trình độ, những thanh niên mới tốt nghiệp các trường
đại học. Sự hấp dẫn đó trước hết là mức thu nhập cao, ngoài ra có thể kể đến môi trường, điều kiện lao động tốt, có khả năng trau dồi kinh nghiệm được học tập và đào tạo... tuy không có được những số liệu cụ thể, nhưng rõ ràng là những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện được hưởng mức lương trung bình cao hơn nhiều các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân khác ở Việt Nam. Tóm lại, có thể nói vốn đầu tư nước ngoài là một nhân tố quan trọng giúp tăng thu nhập của người dân lao động.
1.3.2.Thu ngân sách
Tổng thu ngân sách đạt 1.821 tỷ 94 triệu đồng, bằng 69,9% dự toán, tăng 55,6% so với cùng kỳ. Thu nội địa đạt 1.570 tỷ đồng, tăng 52,9% so với cùng kỳ, bằng 67,8% dự toán Trung ương giao. Thu hải quan đạt 251 tỷ 94 triệu đồng, tăng 85,9% so với cùng kỳ, đạt 86,6% dự toán năm.
Có được kết quả trên là do: Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương; đồng thời phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế, môi trường sản xuất, kinh doanh và kết cấu hạ tầng khá thuận lợi tại địa phương; thủ tục hành chính được đơn giản hoá từng bước, phần nào giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh. Tỉnh thật sự quan tâm đến các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đầu tư; luôn coi sự thành công của doanh nghiệp chính là sự thành công của tỉnh. Giám đốc Đỗ Quốc Tiến khẳng định: Chất lượng cải cách hành chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động việc thu hút đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mô hình "một cửa", "một liên thông" tại các sở, ban, ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; bước đầu đem lại những thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.