phương
1.Bình Dương- trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã xác định hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cạnh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật lớn và tỉnh Đồng Nai có truyền thống lịch sử lâu đời về phát triển công nghiệp. Chính nhờ điều kiện vị trí thuận lợi đó mà Bình Dương thừa hưởng những lợi thế khu vực để phát triển công nghiệp, trong đó hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố vô cùng quan trọng. Tỉnh Bình Dương trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã xác định hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp địa phương nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đã tiến hành cụ thể hoá các chính sách, quy định, luật pháp của nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
nước ngoài tại Bình Dương đã cải cách, tinh giảm các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy phép nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài .
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong những tháng đầu năm 2007, Bình Dương tiếp tục là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Những năm qua tỉnh có tốc độ thu hút FDI tăng nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh đã thu hút FDI gần 900 triệu USD, đạt trên 90% kế hoạch năm 2007. Với chiều hướng phát triển thuận lợi đó, dự báo năm 2007 có khả năng thu hút FDI cao hơn so với những năm trước và đạt trên 1,5 tỷ USD.
Bình Dương đã thu hút gần 11 tỷ USD vốn FDI
Trong năm 2008, Bình Dương thu hút thêm hơn 2 tỷ USD vốn FDI, kết quả này nâng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên gần 11 tỷ USD với hơn 1.800 dự án. Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; các quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia...
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Bình Dương đã thu hút thêm 552 triệu USD vốn FDI; trong đó có 46 dự án mới được cấp phép với vốn đầu tư 229 triệu USD và 71 dự án hoạt động đã ổn định đăng ký bổ sung thêm 323 triệu USD vốn đầu tư. Nếu so sánh, tuy không bằng cùng kỳ năm 2008 nhưng trong tình hình hiện nay, đây là tín hiệu tốt vì thu hút FDI 6 tháng đạt hơn 50% kế hoạch năm mà tỉnh đã đề ra. Kết quả này đã nâng nguồn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương lên 1.797 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD. Có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương, trong đó chiếm số lượng dự án và vốn đầu tư nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia...
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước thu hút 8,87 tỷ USD mà vị trí lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản... thì Bình Dương thu hút nguồn FDI chủ yếu tập trung cho sản xuất. Hơn nữa
trong thu hút đầu tư FDI của tỉnh, có đến 78% vốn đầu tư vào các KCN, điều này rất phù hợp theo định hướng phát triển công nghiệp tập trung và bền vững của tỉnh nhà. Đánh giá kết quả này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, cho rằng: “Đây là thành công lớn của tỉnh Bình Dương và là bài học quan trọng trong vận dụng chính sách thu hút đầu tư. Cụ thể trong việc tạo môi trường của Bình Dương để thu hút đầu tư nhanh nhưng trong khuôn khổ luật pháp cho phép, không “xé rào” như ở một số nơi. Mặt khác nét khác biệt trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương là nhiều dự án sản xuất công nghiệp, điều này rất quan trọng trong việc góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho đất nước. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục được doanh nghiệp (DN) quan tâm và đánh giá cao vì có hạ tầng công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại, có hệ thống giao thông thuận lợi và kết nối... là những tiêu chí hàng đầu khi chọn lựa đầu tư”.
Bình Dương vẫn là điểm đến lý tưởng
Trong mắt nhà đầu tư, Bình Dương vẫn là điểm đến lý tưởng về môi trường đầu tư. Qua việc có đến 71 DN hoạt động đã ổn định đăng ký bổ sung vốn đến 323 triệu USD trong 6 tháng đã cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư mới đến, nhiều DN rất ấn tượng khi lần đầu đặt chân đến Bình Dương. Theo nhận xét của Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản GuocoLand Lawrence Peh: “Chúng tôi đã được UBND tỉnh cũng như các sở, ngành giúp đỡ rất nhiệt tình. Tất cả các khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư, xây dựng đều được giải thích tường tận cũng như hướng dẫn chúng tôi hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục, hồ sơ trong thời gian sớm nhất. Điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp cho nhà đầu tư về môi trường đầu tư của Bình Dương”. Là DN có vốn đầu tư từ Mỹ vừa đi vào hoạt động tại Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Acrylic Idea Factory East cũng cho biết: “Sau thời gian khảo sát, tìm hiểu môi trường, chúng tôi thấy rằng Bình Dương có hạ tầng công nghiệp tốt, các KCN được
quy hoạch hiện đại và đồng bộ, điều này thích hợp để DN phát huy hiệu quả trong đầu tư”.
Không riêng gì các DN nói trên, trong chuyến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương của Hiệp hội các chủ DN Pháp trên thế giới (MEDEF) vừa qua, từ thực tế mắt thấy tai nghe, đại diện đoàn, ông Hervé Bolot, Đại sứ Pháp tại Việt Nam rất quan tâm khi biết rằng trong thời gian ngắn mà Bình Dương đã thu hút FDI thuộc hàng đầu của cả nước. Ông hoàn toàn ngạc nhiên khi biết chỉ trong vài năm Bình Dương đã thu hút được 19 dự án của DN Pháp với số vốn đầu tư 82 triệu USD và nhận định: “Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những tháng đầu năm 2009 Bình Dương vẫn thu hút hơn 500 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài là một minh chứng cho một hướng đi hiệu quả. Đây là điều tốt đẹp và niềm tin để các DN FDI, trong đó có DN Pháp đến hợp tác và đầu tư”.
Cục Đầu tư Nước ngoài dự báo năm 2010, FDI cấp mới sẽ đạt 22 tỷ USD, tăng 10% so với 2009; vốn thực hiện đạt 9 tỷ USD; giá trị xuất khẩu tăng 24,8% và nhập khẩu tăng 38% so với 2009./.
2.Đồng Nai - khai thác triệt để lợi thế và truyền thống để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đồng Nai có lợi thế so sánh về địa lý, thuộc vùng ít bị bão lụt thiên tai, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và dịch vụ tương đối khá (tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương), điều kiện đất đai thuận lợi cho việc xây dụng các công trình với chi phí thấp. Bên cạnh đó có sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong nội bộ tỉnh, thực thi một cách nhất quán các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khó khăn (nếu có) cùng chung sức giải quyết; công khai quy hoạch, công khai quy trình thủ tục, tổ chức quản lý theo cơ chế một cửa, một đầu mối tập trung qua Sở kế hoạch và đầu tư và ban quản lý khu công nghiệp, hạn chế phải qua nhiều tầng nấc trung gian, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tạo được lòng tin
cho các chủ đầu tư. Nguồn nhân lực tại chỗ tương đối dồi dào kết hợp với việc sử dụng đội ngũ tri thức và lực lượng lao động ngoài tỉnh tương đối thông thoáng nên đã có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư.
Đồng Nai là tỉnh có truyền thống phát triển công nghiệp từ thời ngụy quân ngụy quyền, khu công nghiệp Biên Hoà 1 có trước năm 1975. Đến năm 2000, Đồng Nai đã tiến hành quy hoạch 17 khu công nghiệp và các cụm công nghiệp địa phương, trong đó có 10 khu công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt và thực hiện quy chế khu công nghiệp với diện tích 2752 ha. Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành trên địa bàn Đồng Nai đã gắn quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch lãnh thổ với việc phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp triên địa bàn. Việc gắn quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ tới tận hàng rào các khu công nghiệp.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 35% KH năm, bằng 27,2% so với cùng kỳ.
Trong khi nhiều lĩnh vực kinh tế khác đã bắt đầu vực lại đà tăng trưởng thì tình
Khu công nghiệp AMATA
hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm vẫn chưa mấy khả quan. Tính đến ngày 21-9, tổng vốn đăng ký mới và dự án FDI tăng vốn chỉ đạt 700 triệu USD, đạt hơn 35% kế hoạch năm và bằng 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế đến cuối tháng 9 năm 2009 có 974 dự án, vốn đăng ký là 15,4 triệu USD. Việc thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch thu hút FDI năm 2009 xem ra khó khăn khi chỉ còn 3 tháng để thực hiện thu hút tới 1,5 tỷ USD. Ngược lại, thu hút vốn đầu tư trong nước lại tăng rất mạnh với 2,74 tỷ USD, vượt gần 50% kế hoạch năm và gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chương II