Trong quá trình đi thực tế, tôi phỏng vấn được 10 tàu đánh bắt theo hình thức riêng lẻ cụ thể là danh sách các tàu trong bảng :
Bảng 3.13 : Danh sách các tàu câu cá ngừ khai thác theo mô hình 1 tàu tại Qui Nhơn . STT Thuyền trưởng Sốđăng
ký Kiểu máy Công suất máy (Mã lực) Số lượng thuyền viên (người) 1 Đặng Văn Thái 7794 6MITSUBISHI 80 8 2 Trần Văn Quang 7810 3KD 82 6 3 Đặng Văn Bình 7877 4ES 65 6 4 Trần Văn Thành 7883 6ISUZU 80 7 5 Nguyễn Văn Cử 7903 6ISUZU 80 6 6 Trần Văn Quang 7912 6HINO 80 8 7 Hồ Văn Hùng 7114 3E15B 45 6 8 Dư Thanh Quảng 7566 8MITSUBISHI 180 8 9 Đỗ Chí Thành 7567 4ED 70 6
10 Trần Công Tâm 7587 6KOMATSU 60 6
Các tàu câu cá ngừ đại dương đánh bắt theo mô hình đi riêng từng tàu, quá trình sản xuất từ khai thác, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần được thực hiện khép kín trên một con tàu. Tàu tự di chuyển đến ngư trường và tiến hành độc lập khai thác cho đến khi đủ mức sản lượng rồi quay vào bờ để bán sản phẩm
Mô hình đánh bắt đơn lẻ theo kiểu tàu BĐ7810TS : a. Tàu thuyền :
Số đăng ký tàu : BĐ7810TS của chủ tàu (thuyền trưởng) Trần Văn Quang Địa chỉ : Phường Trần Phú– TP.Quy Nhơn
Thông số cơ bản của tàu :
Kích thước chính : LMAX*BMAX*DMAX=13.7*3.7*1.6(m)
Năm đóng : 2003 Nơi đóng : Quy Nhơn Nơi đăng ký : Quy Nhơn Trọng tải : 17 tấn Vật liệu : Gỗ Mua bảo biểm : có
Công suất : 82CV Hãng SX máy chính: YANMAR Tỷ lệ % sử dụng : 80% Đinamô : Hãng SX đinamô : Nhật Bản Mục đích sử dụng : Thắp sáng trên tàu Công suất : 15KW (24V) Tình trạng sử dụng : tốt (tỷ lệ sử dụng : 70%)
Bố trí hầm chứa :
b. Đội ngũ thuyền viên : Gồm 6 người (1 thuyền trưởng + 5 thuyền viên)
Bảng 3.14. Danh sách thuyền viên của tàu BĐ7810TS
STT Họ và tên Tuổi Nơi ở hiện nay Chức danh
1 Trần Văn Quang 44 Phường Trần Phú Thuyền Trưởng 2 Nguyễn Văn Mỹ 29 Phường Trần Phú Máy Trưởng 3 Đặng Hoàng Dung 41 Phường Trần Phú Thuyền Viên 4 Nguyễn Văn Bảo 50 Phường Trần Phú Thuyền Viên 5 Nguyễn Văn Hương 29 Phường Trần Phú Thuyền Viên 6 Trần Soạn 24 Phường Trần Phú Thuyền Viên
c. Ngư cụ : một vàng câu có chiều dài 49 Km, lưới đánh bắt cá chuồn…các thông số cơ bản của vàng câu :
Bảng 3.15. Thông số vàng câu tàu BĐ7810TS
Kích cỡ Tên bộ phận Số lượng
(cái) Chiều dài (m) Đường kính (mm) Vật liệu Neo Đá Đá Đá Cabin Lưới B.máy
Dây nhánh 600 35-40 1,80-2,25 PA
Dây ganh 600 5-10 4,0-6,0 PE
Lưỡi câu 600 4,0 Inox
Khóa xoay 2400 Inox
Phao 600 0,36 120 PVC Kẹp 1200 Inox d. Trang bị hàng hải : thể hiện ở bảng 3.16 Bảng 3.16. Trang bị hàng hải tàu BĐ7810TS Tên máy Số lượng Hãng SX Vị trí lắp đặt Chất lượng sử dụng (%) Giá thành (1000đ) La bàn từ 01 Trung Quốc Trước vô lăng 80% 400 Định vị VT 01 Furuno Trong buồng lái 80% 9.000 Hải đồ 06 Việt Nam Trong buồng lái 80% 130 Đồng hồđo t.gian 0 0 0 0 0
Máy VTĐ thoại xa 01 Icom Trong buồng lái 80% 9.000 Máy VTĐ thoại gần 0 0 0 0 0 Rađio 01 Trung Quốc Buồng lái 90% 120 e. Vùng hoạt động : thể hiện ở bảng 3.17 Bảng 3.17. Vùng hoạt động tàu BĐ7810TS
Mùa vụ Thời gian Mùa chính Mùa phụ
Mùa vụ Bắc (Mùa chính) Từ tháng 9 đến tháng 3 (âm lịch) ϕ1= 90N; ϕ2= 100N λ1=1120E; λ1=1130E Mùa vụ Nam (Mùa phụ) Từ tháng 5 đến tháng 8 (âm lịch) ϕ1= 90N; ϕ2=100N λ1=1120E; λ1=1130E f. Quy trình sản xuất :
Hoạt động sản xuất theo mô hình đơn lẻ này thực hiện khép kín trên một con tàu quá trình sản xuất từ khai thác, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần được thực hiện khép kín trên một con tàu. Tàu tự di chuyển đến
ngư trường và tiến hành độc lập khai thác cho đến khi đủ mức sản lượng rồi quay vào bờ để bán sản phẩm
- Khâu chuẩn bị :
Do là sản xuất theo mô hình đơn lẻ nên thuyền trưởng Trần Văn Quang chuẩn bị trước khi đi khoảng 3 ngày trước khi đã xác định được ngày xuất bến,chuẩn bị các vấn đề : như đi kêu bạn thợ, các thuyền viên hay đi tàu này phục vụ cho chuyến biển, chuẩn bị đá phục vụ bảo quản sản phẩm và các nhu yếu phẩm phục vụ cho chuyến đi. Ngoài ra, thuyền trưởng kiểm tra lại các giấy tờ cần thiết phục cho chuyến đi và cùng máy trưởng, thuyền viên xuống, kiểm tra lại tình trạng vỏ tàu, hầm hàng, máy móc, trang thiết bị vô tuyến điện – hàng hải…xem có hư hỏng thì lập tức sửa chữa ngay nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sự cố trên biển. Do tàu hoạt động riêng lẻ nên sự chuẩn bị về mặt lương thực, thực phẩm, nước ngọt cũng như dầu mỡ phục vụ cho chuyến đi dựa vào tính toán đủ cung cấp cho cả một chuyến biển kéo dài khoảng 1 tháng trên biển mà không phải về bờ.Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm một ít đề phòng có sự cố bất ngờ.
- Hành trình :
Đến ngày xuất bến thì thuyền trưởng điều động tàu khởi hành. Để hành trình hàng hải ra ngư trường được thuận lợi và an toàn thì thuyền trưởng tính toán xác định hướng đi căn cứ vào hải đồ, định vị vệ tinh, ngư trường đánh bắt theo kinh nghiệm một cách kỹ lưỡng đồng thời, trong quá trình tàu hành trình ra ngư trường thì thuyền viên trên tàu cũng cần phải kiểm tra và sửa chữa lại toàn bộ các hệ thống liên kết trên ngư cụ, lưỡi câu, sắp xếp lại các hệ thống dây triên, dây thẻo trong các sọt đựng và chuẩn bị mồi câu trước khi thả câu.
- Công việc ở ngư trường khai thác :
Khi ra tới ngư trường, thuyền trưởng ra lệnh cho thuyền viên thả lưới bắt cá mồi (cá chuồn) chuẩn bị mồi câu trước khi tiến hành bủa câu khai thác cá ngừ đại dương. Thời gian đánh bắt cá mồi mất khoảng từ 3-4 tiếng, thuyền trưởng cho thuyền viên nghỉ khoảng 2 tiếng rồi bắt đầu tiến hành công việc thả câu.
Quá trình thả câu: trong cabin lái thuyền trưởng điều khiển vô lăng theo hướng đã định với tốc độ chậm để các thuyền viên còn lại tiến hành thả câu theo thứ tự công việc một thủy thủ ném phao đầu câu có liên kết với phao cờ xuống nước, một thủy thủ thả dây triên, một thủy thủ thả thẻo câu, một thủy thủ thả phao ganh
Thời gian bủa câu từ lúc 10h30 – 13h chiều .
- Quá trình ngâm câu :
Thời gian ngâm câu khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ (5 – 7h tối). Trong quá trình ngâm câu, thuyền trưởng dựa vào tình hình thực tế để tính toán thời gian ngâm câu để được sản lượng nhiều, chất lượng tốt (theo nguyên tắc là thời gian ngâm câu càng nhiều thì hiệu quả đánh bắt càng cao, nhưng chất lượng sản phẩm lại giảm). Quá trình ngâm câu cũng là thời gian mà các thủy thủ có thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần chuẩn bị thu câu.
- Quá trình thu câu :
Quá trình thu câu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 7 hoặc 8 giờ tối cho đến 3-4 giời sáng hôm sau ( khoảng 7-8 giờ). Công việc thu câu được hoạt động theo nguyên tắc thả sau thu trước.
- Dịch vụ hậu cần :
Do tàu hoạt động theo hình thức độc lập, khép kín trên một tàu nên hầu như không có dịch vụ hậu cần. Trong quá trình chuẩn bị, thuyền trưởng Quang tiến hành công việc lấy đá, dầu mỡ, nước ngọt từ cảng cá Quy Nhơn do các dịch vụ ở đây cung cấp sẵn với giá khá rẻ và có đầy đủ và phục vụ ngay tại chỗ.
f. Kết quả hoạt động thực tế của mô hình
Hoạt động thực tế của mô hình kiểu tàu BĐ7810TS được tính từ khâu chuẩn bị cho chuyến biển, ra ngư trường khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm có những vấn đề sau đây :
Mô hình hoạt động sản lượng không đồng đều lúc được lúc không vì giá cả xăng dầu và các mặt hàng trên thị trưởng đều tăng, nên chi phí cho một chuyến biển lớn vì vậy doanh thu ngày một ít đi năm 2007 từ đầu năm đến nay sản lượng đánh bắt giảm hơn so với các năm trước.
Do tàu hoạt động theo mô hình độc lập, khép kín trên một con tàu nên một mình tàu tự hành trình ra ngư trường, đi tìm cá và tiến hành đánh bắt cũng chỉ một mình tàu BĐ7810TS hoạt động. Tuy vậy, thuyền trưởng Quang cũng liên lạc với các tàu khác cùng phường để có thể trao đổi kinh nghiệm khi khai thác ngoài biển. Thuyền trưởng Quang cho biết, khi ra tới ngư trường khai thác khâu tìm cá mất nhiều thời gian nhất thì vì vậy thông qua một số thuyền trưởng khac có thể biết được đánh bắt với vàng câu ở độ sâu bao nhiêu là tốt nhất(vì trên thực tế cá ngừ đại dương thường đi theo bầy đàn, di chuyển tại một tầng nước cố định), dựa vào đặc tính di chuyển này của cá ngừ địa dương để từ đó điều chỉnh lại độ sâu của lưỡi câu sao cho phù hợp tức là cùng độ sâu với các vàng câu khác.
Khi nhận được thông tin bão qua Radio, thuyền trưởng Quang xem xét và điện về trạm bờ hỏi thăm một số thông tin nếu bão không ảnh hưởng đến tàu mình thì tiếp tục khai thác, nếu bão ảnh hưởng thực sự mạnh thì mới tiến hành chạy tàu trú ẩn.
Xét thấy sản lượng khai thác đã đủ, hoặc nguyên nhiên liệu và nhu yếu phẩm phục vụ trên tàu đã hết thuyền trưởng tiến hành điều tàu về bờ tiêu thu sản phẩm (tàu từ ngư trường về bờ cũng đi một mình, đôi khi gặp được tàu bạn khác có thể cùng đi về bờ). Kết quả hoạt động của tàu không đồng đều, không ổn định, khi gặp sự cố bất ngờ, thời gian giải quyết sự cố chậm, rất khó khăn vì đi độc lập. Một số tàu rủ nhau đi chung nhưng không thường xuyên chỉ mang tính tự phát, qua phỏng vấn thực tế cho thấy thường đến mùa các tàu này thường đi theo dạng tổ đoàn kết của các phường với nhau. Tuy nhiên sự liên kết vẫn chưa chặt chẽ và chưa có nhiều sự phối hợp với nhau, có thể thấy được việc này qua phần tai nạn
g. Nhận xét và đánh giá :
Hoạt động sản xuất theo mô hình đơn lẻ như tàu BĐ7810TS có những ưu và nhược điểm sau đây :
- Ưu điểm :
Đây là mô hình đơn giản nhất, trên thực tế chỉ cần một tàu bình thường như tàu BĐ7810TS có thể tự đi khai thác được.
Mô hình tàu BĐ7810TS hoạt động có tính cơ động cao, có nghĩa là không phải phụ thuộc vào các tàu khác như hoạt động trong nhóm, chủ động đi khai thác bất kỳ lúc nào theo kế hoạch của mình, có thể ghé các cảng khác để bán cá, hoặc mua thêm nhu yếu phẩm… Ngoài ra, hoạt động riêng lẻ là hoạt động đánh bắt tùy theo sắp xếp của 1 chủ tàu duy nhất
Tuy hoạt động riêng lẻ nhưng tàu BĐ7810TS trên thực tế vẫn liên lạc với các tàu bạn trong tổ, trong phường mình nên thông tin về ngư trường có thể được mở rộng.
- Nhược điểm :
§ Hiệu quả kinh tế của chuyến biển không cao, thể hiện ở các yếu tố sau :
Thời gian hoạt động của chuyến biển ngắn vì hoạt động khép kín chỉ trên tàu
BĐ7810TS bị ảnh hưởng bởi kích thước tàu nhỏ, trọng tải tàu nhỏ (17tấn), khả năng dự trữ nguyên nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho thuyền viên không được nhiều. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào sức chứa sản phẩm khai thác của hầm cộng với bảo quản sản phẩm khai thác.
Thời gian đi và về chiếm tỷ lệ cao trong tổng thời gian chuyến biển, điều này gây lãng phí và khó khăn rất lớn về nguyên liệu chạy tàu, nhân công, làm tăng chi phí sản xuất. Nguyên do của vấn đề này là khi hoạt động theo mô hình BĐ7810TS
có nghĩa là tàu tự túc về lương thực, nước ngọt, đá bảo quản sản phẩm sau khai thác và phải mất công đi tìm ngư trường tốn nhiều nhiên liệu
Không có sự trợ giúp, hỗ trợ về những thiếu thốn như lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho thuyền viền, dầu mỡ chạy tàu và đá cây bảo quản sản phẩm….ảnh hưởng đến khả năng bám biển khai thác và chất lượng cá ngừ sau thu hoạch do thiếu thốn đá bảo quản.
Gặp khó khăn trong việc tìm và mở rộng ngư trường, vì là tàu hoạt động đơn lẻ nên tầm hoạt động hạn hẹp, khó khăn trong việc vươn xa và phụ thuộc rất lớn vào phương pháp tìm ngư trường của thuyền trưởng.
Việc đầu tư cho một chuyến biển là rất lớn, nên khi ra khai thác đánh bắt nếu không có hoặc ít cá thì tàu BĐ7810TS thường cố bám biển để khai thác cho đủ
phí tổn đã bỏ ra, điều này làm cho chất lượng cá thấp, không đạt yêu cầu. Vì sản phẩm của đợt đầu chuyến biển được bảo quản trong một thời gian dài.
§ Vấn đề an toàn không được đảm bảo :
- An toàn về người và phương tiện tàu thuyền không cao khi tai nạn, sự cố xảy ra vì khi đi đơn lẻ như vậy mọi vấn đề về tàu và thuyền viên đều phải từ họ khắc phục và giải quyết do không có sự trợ giúp của tàu khác.
- Không có sự ứng cứu kịp thời hoặc không thể liên lạc được với trung tâm tìm kiếm cứu nạn và các tàu xung quanh khi tai nạn, hư hỏng và bão tố xảy đến, hoặc nếu liên lạc được thì thời gian cũng sẽ rất lâu mới có thể đến được nơi sự cố xảy ra.
- Các yếu tố nguy cơ, tiềm ẩn gây tai nạn cho mô hình tàu BĐ-7810-TS :
Tàu BĐ-7810-TS là tàu có kích thước, công suất nhỏ và máy chính của tàu là máy đã qua sử dụng ở nước ngoài, chất lượng sử dụng không đảm bảo (80%) chất lượng vỏ tàu nhìn chung có thể chỉ chịu đựng được cấp gió 6 – 7 không thể chịu được sóng gió cấp 8 nhưng tàu lại thường xuyên hoạt động trong điều kiện sóng gió thất thường và bão tố xảy ra bất cứ lúc nào, vùng biển đông giáp với các vùng biển của Philipin, Maylaysia, Inđônêxia thì mới có thể khai thác được cá. Kết hợp với yếu tố đi khai thác đơn lẻ, quá trình chạy bão lại hay bị vướng vào các rạng và đá ngầm đây chính là nguy cơ tiềm tàng gây tai nạn cho người và tàu. Tai nạn trên ngư trường thường xảy ra là : Tai nạn đâm va, bể tàu, tàu bị phá nước, sự cố hư hỏng máy chính, chân vịt và bánh lái, người bị rớt xuống nước khi tàu hành trình. Khi không có sự ứng cứu kịp thời do đi đánh bắt riêng lẻ càng làm cho tổn thất về người và tàu thêm nghiêm trọng. Qua vấn thuyền trưởng có bảng điều tra về tai nạn hay xảy ra trên tàu trong năm từ 2006 đến nay như sau:
Bảng 3.18. Các tai nạn đã gặp của tàu BĐ7810TS từ năm 2006 đến nay
TT Loại hình tai nạn Số lần xảy ra
01 Tai nạn đâm va 0
02 Tàu bị phá nước 0
03 Hư hỏng máy chính 3
05 Người bị rớt xuống nước 2
06 Tai nạn cháy 0
07 Trợt ngã trên tàu 9
08 Lưỡi câu mắc vào tay, chân 17
09 Tai nạn do quá trình gỡ cá 4
Một vụ tai nạn khi khai thác một mình:
Ngày 05/9/2006 tàu BĐ-7810-TS công suất 82 CV xuất bến tại Trạm kiểm soát Biên Phòng Quy Nhơn - Bình Định hoạt động khai thác câu cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường sa. Đến tối ngày 10/9/2006 khi tàu đang hoạt động tại vị trí 7,400 vĩ bắc và 112,380
kinh đông thì đột ngột có cơn dông nên thuyền trưởng Nguyễn Văn Nghĩa cho tàu tăng tốc thoát khỏi cơn dông nhưng chẳng may tàu va chạm vào đá ngầm chân vịt bị trục trặc và máy không còn hoạt động được. Khi đó