Chú trọng phát triển thương hiệu và đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà (Trang 49 - 52)

4. Các giải pháp

4.2.Chú trọng phát triển thương hiệu và đẩy mạnh xuất khẩu

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,4%/năm giai đoạn 2003-2006 và đạt 4,3%/năm giai đoạn 2007-2010. Các nước phát triển được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng 2,6%/năm và 2,9%/năm. Các nước đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,6%/năm và 5,8%/năm trong giai đoạn tương ứng. Cũng theo dự báo của WB, nhập khẩu hàng hoá của toàn thế giới giai đoạn 2007-2010 là 6,7%/năm. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước đang phát triển châu Á.

Đây là yếu tố thuận lợi để Công ty đẩy mạnh công tác xuất khẩu của mình, phấn đấu không chỉ dừng lại ở mức đạt các mục tiêu trong chiến lược của công ty mà còn tạo ra bước phát triển mạnh mẽ để góp phần vào sự tăng trưởng chung của kinh tế Thủ đô và đất nước.

Mục tiêu quan trọng trong chiến lược xuất khẩu là, “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô

Các giải pháp cho chiến lược phát triển xuất khẩu:

+ Để thực hiện thắng lợi Chiến lược xuất khẩu hàng hoá, Công ty cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà các công ty thành viên còn hạn chế về năng lực thực hiện;

+ Hợp tác với các ngân hàng thương mại, chuyển từ hình thức vay thương mại sang góp vốn tài trợ. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu với các công ty thành viên

+ Đổi mới, xây dựng các biện pháp, nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp

+ Cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xấut trên cơ sở thế

mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xấut, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại công ty mẹ và con, hợp lý hoá quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí; khi thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả SXKD.

+ Cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất-cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Vì một tương lai phát triển bền vững và rộng mở, vì nhu cầu giao dịch thuận tiện và nhanh chóng mang những sản phẩm chất lượng cao đến tận tay người tiêu dùng, công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà cần thành lập website riêng trên cơ sở liên kết với webside của các đơn vị thành viên. Đây sẽ là chiếc cầu nối để giới thiệu với khách hàng những hoạt động, sản phẩm của công ty và các đơn vị thành viên; là nơi để các công ty

thành viên có thể trực tiếp kết nối với nhau, tìm hiểu môi trường liên kết, đầu tư ngay trong nội bộ công ty….

+ Xây dựng, triển khai có hiệu quả các chiến lược marketing để giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường thành công, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà (Trang 49 - 52)