3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ,NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC,NGÂN HÀNG HẰNG HẢI VIỆT NAM VÀ CÁC CƠ QUAN

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng Hằng Hải Đống Đa (Trang 71 - 76)

NHÀ NƯỚC,NGÂN HÀNG HẰNG HẢI VIỆT NAM VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN.

3.3.1.Kiến nghị với chính phủ và các bô,ngành

*Đối với chính phủ

Một là,chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.Cụ thể là:cần hoàn thiện hơn nữa luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng trong điều kiện mới.Đồng thời cần tiếp tục bổ sung sửa đổi các luật có liên quan như luật doanh nghiệp,luật đất đai,luật dân sự,luật phá sản…Tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của ngân hàng được an toàn,thông thoáng,phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra,Chính phủ cũng cần tạo ra các điều kiện cần thiết để xây dựng và duy trì hoạt động thị trường mua bán bất động sản chính thức tránh tình trạng các giao dịch tự phát làm cho nhiều tài sản giá trị thực thấp xa so với sổ sách.Khi thị trường này phát triển không những giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc bán các tài sản đảm bảo để giải quyết nhanh chóng khoản NQH,thu hồi vốn lưu động mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khác trong nền kinh tế thực hiện các giao dịch công khai,hiệu quả.Thực hiện tốt điều này sẽ giúp chính phủ quản lý thị trường bất động sản đang thả nổi hiện nay.

Hai là,Chính phủ cần có qui định cụ thể cho phép NHTM,chủ nợ được quyền tham gia vào quá trình cơ cấu lại DNNN nhằm mục tiêu xử lý và ngăn ngừa tái diễn NQH của khu vực này.Điều này có nghĩa là chính phủ nên cho phép ngân hàng được tham gia số vốn vào doanh nghiệp >11% vốn tự có của doanh nghiệp hiện nay.Có như thế ngân hàng mới đủ cơ sở để tiến hành cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp.

Trường hợp nếu xét thấy doanh nghiệp Nhà nước không thể tồn tại được thì Chính phủ cũng cần ban hành nghị định cho phép ngân hàng chủ động đề nghị cho phá sản doanh nghiệp,giải thể khi cần thiết…

Ba là,hậu quả của NQH không phải do ngân hàng gây ra mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý,sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước.Vì vậy,Chính phủ cần tiến hành đẩy mạnh công tác đổi mới sắp xếp lại cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động,hiệu quả hơn.Điều này,tạo cơ hội mới để ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế NQH.

Bốn là,chính phủ cần có những hướng dẫn cụ thể,rõ ràng đối với các NHTM trong việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ các khoản NQH để trình ban chỉ đạo tái cơ cấu tài chính NHTM xem xét xóa nợ và hỗ trợ chính từ ngân sach Nhà nước.

Năm là,Chính phủ cần chỉ đạo thường xuyên và giao trach nhiệm cụ thể đối với cán bộ,ngành địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm soát NQH.Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có thể tiến hành nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.

Sáu là,chính phủ nên chỉ đạo kiên quyết có hiệu quả công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc dân.Cần qui định rõ trách nhiệm của Giám đốc DNNN phải thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với NSNN,nợ các TCTD,nợ các doanh nghiệp khác,nợ cán bộ công nhân viên…Nếu trong một thời gian mà không trả nợ được những khoản vay này thì giám đốc phải bị cách chức.

*Đối với các Bộ,Ngành

Đối với bộ tài chính:trên thực tế,trong vấn đề thuế sử dụng đất,cơ quan thuế vẫn yêu cầu ngân hàng phải nộp thuế sử dụng đất trong thời gian đất được chuyển giao cho ngân hàng,thậm chí cả tiền thuế sử dụng đất mà chủ sử dụng chưa nộp.Đây là điều bất hợp lý,vì tính đến thời điểm giao đến khi ngân hàng

xử lý thu hồi nợ thì ngân hàng không sử dụng đất.Do vậy,Bộ tài chính cũng cần có hướng dẫn miễn giảm vì chủ sử dụng đất cũ không còn tư cách pháp nhân,giải thể,miễn giảm..Việc làm này sẽ giúp cho ngân hàng không phải chịu những chi phí không đáng có,tạo thêm năng lực tài chính cho việc xử lý nợ.

Xem xét khả năng giảm thuế thu nhập cho ngân hàng trong một khoảng thời gian(trước đây thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro không hợp lý nên lợi nhuận đội lên trên mức hợp lý so với thực tế rủi ro-hiện tượng lãi giá,lỗ thật).việc giảm thuế thu nhập sẽ làm khách hàng tăng được quĩ dự phòng rủi ro và có thêm nguồn để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Đối với các cơ quan thực thi pháp luật:tòa án,viện kiểm sát,công an,chính quyền địa phương các cấp…cần phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý,giải quyết các khoản nợ để kiểm soát nó.Trong nhiều trường hợp cần thiết cần sử dụng những biện pháp cứng rắn như buộc con nợ phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng,kiên quyết khởi kiện và tiến hành xử lý nhanh chóng kịp thời các vụ án,hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý cho những tài sản không đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để giao cho ngân hàng xử lý theo phương án thích hợp.Đối với những con nợ không còn khả năng hoạt động cần kiên quyết thủ tục tuyên bố phá sản để giải phóng tài sản cho ngân hàng.

Chính quyền các cấp cùng cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có NQH,cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN đã rất quan tâm đến việc kiểm soát NQH của các NHTM bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm soát NQH.Để tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt hơn các công tác kiểm soát NQH của mình NHNN cần: Thứ nhất,NHNN cần rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến việc nợ tồn đọng và tham khảo ý kiến của các ngân hàng như điều chỉnh lại quyết định 488/2000/QĐ-NHNN về việc trích lập và sử dụng quĩ dự

phòng rủi ro,trong đó cần nới lỏng điều kiện của khoản vay được trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để xử lý sao cho phù hợp,mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai,NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động mua bán nợ,khai thác tài sản với các tổ chức và các cá nhân khác và ngược lại.

Thứ ba,tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM,từ đó phát hiện các sai sót,các xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo,phòng ngừa và chỉnh sửa,khắc phục một cách triệt để.Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh,buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ của một ngân hàng mà cả hệ thống.

Thứ tư,NHNN cần ban hanh qui chế chuyển nợ thành vốn góp giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.

Thứ năm,NHTM cũng cần ban hành thông tư về việc xử lý những tổn thất khi NHTM mua bán nợ tạo điều kiện cho các ngân hàng yên tâm xử lý NQH của mình.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Hằng Hải Việt Nam

Cần phải thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin về tình hình thị trường đầu tư theo ngành kinh tế,loại sản phẩm…tạo điều kiện cho chi nhánh nắm được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định,giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro,qua đó hiệu quả kiểm soát NQH tăng lên.

Đề nghị NHHH Việt Nam hỗ trợ chi nhánh trong việc xem xét thẩm định đối với các dự án lớn,thi công dài,phức tạp để giảm thiểu rủi ro.

Tăng cường hoạt động thanh tra,kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự

KẾT LUẬN

Trước tình hình nợ quá hạn còn khá cao trong hệ thống NHTM Việt Nam như hiện nay,các ngân hàng thương mại đã xác định một trong những phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thấp tỷ lệ NQH xuống dưới mức cho phép để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn.Không nằm ngoai xu hướng đó,NHHH chi nhánh Đống Đa phấn đấu trong năm 2010 cố gắng giảm thấp NQH phát sinh mới,đồng thời cố gắng xử lý NQH tồn đọng từ những năm trước đó để có thể đưa tỷ lệ NQH xuống dưới mức 1%.Để làm được điều đó,cần có sự tiếp tục cố gắng,tích cực linh hoạt của ban lãnh đạo,cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh với sự giúp đỡ của ngân hàng Hằng Hải Việt Nam.Bên cạnh đó,cần có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan Nhà nước cố thẩm quyền,từ việc đảm bảo các điều kiện và môi trường cho hoạt động tín dụng:các điều kiện pháp lý,hệ thống thông tin tín dụng…

Hy vọng,trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng định hướng và các giải pháp mới mà chi nhánh ngân hàng Hằng Hải Việt Nam đã và đang tích cực tiến hành sẽ góp phần kiểm soát được NQH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng Hằng Hải Đống Đa (Trang 71 - 76)