20009
2.2.1.Diễn biến chỉ tiêu nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Đống Đa
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt nam hiện nay là vấn đề thời sự,gây ra nhiều khó khăn cần giải quyết.Trước đây,do chất lượng đầu tư chưa cao,việc xử lý nợ quá hạn chậm dẫn đến tỷ lệ NQH rất cao,vượt qua giới hạn cho phép.Tuy nhiên,trong những năm gần đây,NHHH Đống Đa đã duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ổn định và thấp so với mặt bằng chung của các ngân hang.Tỷ lệ NQH tại chi nhánh ngân hàng hàng hải việt nam trong 3 năm gần đây được thể hiện cụ thể qua bảng:
Bảng số 2.3:Tình hình nợ quá hạn tại CN NHHH ĐĐ
Chỉ tiêu
Năm
2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Số tiền +/-Biến động% Số tiền +/-Biến động% Dư nợ cho vay 1.070.00 0 1.100.00 0 30.000 2,8 1.100.00 0 0 0 NQH 15.087 11.220 -3.867 -25,63 11.110 -110 -0,98 Tỷ lệ NQH (%) 1.41 1,02 1,01
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2007 - 2009 của CN NHHH ĐĐ
Nhìn tổng quát,diễn biến tỷ lệ NQH trong 3 năm qua là một chuyển biến tích cực,theo chiều hướng tốt,thấp cả về số lượng lẫn tỷ trọng.Năm 2007,tỷ lệ
NQH là 1.41 % tương đương với 15.087 triệu đồng thì năm 2008 tỷ trọng NQH giảm xuống 1,02% tương đương với mức giảm 3.867 triệu đồng.Qua bảng trên ta thấy,NQH của chi nhánh đang được kiểm soát tốt và có chiều hướng giảm dần.Đến năm 2009 tỷ trọng NQH trên tổng dư nợ còn 1.01% tương đương với 11.110 triệu đồng.Mặc dù năm 2009,thực trạng nền kinh tế rất khó khăn,Chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát bằng cách tăng dự trữ bắt buộc,các ngân hàng thương mại chạy đua với lãi suất huy động vốn để tìm nguồn tăng dự trữ bắt buộc.Có thể nguyên nhân là do chi nhánh giảm dư nợ cho vay,tích cực thu hồi nợ làm cho chỉ tiêu NQH trên tổng dư nợ có biến chuyển theo chiều hướng giảm.Qua đây,cho thấy phần nào,chi nhánh đã có nỗ lực và đạt kết quả tốt trong việc kiểm soát NQH của mình.Dư nợ cho vay trong ba năm 2007,2008,2009 hầu như có sự thay đổi không đáng kể,tỷ trọng NQH giảm dần qua 3 năm,điều đó cũng phản ánh chất lượng tín dụng được cải thiện.Để tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi của chỉ tiêu NQH,chúng ta có thể đi sau phân tích những khía cạnh sau.
2.2.1.1.Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn
Chi nhánh ngân hàng Hàng hải Đống Đa có cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay vốn qua các năm ổn định ở mức dư nợ ngắn hạn 30%,dư nợ trung và dài hạn là 70%.Tuy nhiên,tỷ trọng của NQH theo thời gian ngắn hạn qua 3 năm luôn cao hơn so với tỷ trọng của NQH theo thời gian trung và dài hạn.Chính sách của ngân hàng là tập trung cho vay vốn trung và dài hạn.Chính sách của ngân hàng là tập trung cho vay vốn trung và dài hạn,đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng NQH trong ngắn hạn.Đây không phải là một mức tỷ trọng hợp lý.Trong những năm tới đây,khách hàng mà chi nhánh hướng tới là cá nhân và DNVVN.Chi nhánh cần có những điều chỉnh hợp lý để công tác thu hồi nợ có thời hạn ngắn hiệu quả hơn.
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Biến động Số tiền Tỷ trọng Biến động +/- % +/- % NH 10.138 67,2 9.510 84,76 -628 -6,19 7.960 71,65 -1.550 -16,3 T&DH 4.949 32,8 1.710 15,24 -3,239 -65,45 3.150 28,35 1.440 84,2 Tổng 15.087 100 11.220 100 11.110 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán CN NHHH ĐĐ cuối năm 2007 - 2009
NQH của nợ ngắn hạn có giảm qua 3 năm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ thì vẫn ở mức cao lần lượt là 67,2%;84,76%;71,65%.Nguyên nhân có thể do khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh như:hàng tồn kho lớn,khoản phải thu nhiều,quản lý kém.Một nguyên nhân nữa là do cán bộ tín dụng,một là đánh giá sai về khách hàng,hai là xác định chưa chính xác thời hạn cho vay,thời hạn cho vay không khớp với vong luân chuyển vốn của khách hàng hay chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khách hàng không trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.Bởi vậy,đối với khách hàng là cá nhân nguồn trả nợ của họ chính là những khoản thu nhập trong tương lai như lương hay thu từ các phương án sản xuất kinh doanh,còn khách hàng là doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ,nguồn trả nợ chủ yếu của họ là từ doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm hoặc giá trị hợp đồng khi nghiệm thu…do đó việc xác định đúng kỳ hạn cho vay phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh là rất cần thiết góp phần giảm một cách NQH phát sinh.
2.2.1.2.Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Qua nguồn số liệu ta thấy rõ NQH thuộc khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng NQH.Năm 2007 là 10.127 triệu chiếm 67,12%.Năm 2008 là 7.510 chiếm tỷ trọng là 67%.Trong hai năm 2007,2008 nợ vay của các doanh nghiệp quốc doanh cũng không có sự thay đổi đáng kể vì thế có thể dẫn đến chỉ tiêu NQH trong khu vực này cũng giữ ở mức ổn định.Đến năm 2009,tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước trên tổng dư nợ tăng từ mức 71% năm 2008 lên mức 85% đồng thời tỷ trọng của NQH ở
khu vực này cũng tăng lên đạt mức 73% tương đương với mức tăng 600 triệu đồng.Đây không hẳn là một con số lớn nhưng cho thấy trong ba năm qua dư nợ cho vay của khu vực này chiếm tỷ trọng lớn,NQH của các doanh nghiệp quốc doanh cũng đạt ở mức cao.Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực kinh tế này kém phát triển,các doanh nghiệp Nha nước được sự hậu thuẫn của nhà nước về vốn do đó tuy được coi là làm ăn kém hiệu quả nhưng nguy cơ phá sản ở khu vực này lại thấp
Bảng số 2.5:Cơ cấu NQH theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Biến động Số tiền Tỷ trọng Biến động +/- % +/- % Quốc doanh 10.127 67,12 7.510 67 -2.617 -25,84 8.110 73 600 7,99 Ngoài quốc doanh 4.960 32,88 3.710 33 -1.250 -25,2 3.000 27 -710 -19,14 Tổng 15.087 100 11.220 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2007 - 2009
Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,với sự hoạt động mạnh và ngày càng có hiệu quả,chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Đống Đa ngày càng có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng tới khu vực này,nó được thể hiện qua số liệu của các năm gần đây.Dư nợ của khu vực này liên tục tăng qua các năm nhưng NQH thấp hơn rất nhiều so với khu vực quốc doanh.Năm 2007 dư nợ cho vay NQD là 292.000 triệu đồng,năm 2008 là 300.000 triệu đồng,đến năm 2009 là 165.000 triệu đồng.Tỷ lệ NQH lần lượt là 32,88;33 và 27 % có thể do tỷ trọng cho vay đối với khu vực này chỉ đạt 15 % tương đương 165.000 triệu đồng.Đó không phải là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của khu vực này được cải thiện.Để phục vụ mục tiêu mở rộng thị trường cho vay của chi nhánh đối với các DN NQD,CN ngân hàng Hàng hải
Đống Đa cần có cơ chế chính sách thích hợp để kiểm soát tỷ lệ NQH của các DN NQD trong những năm tới cho phù hợp.
Nói chung,tỷ trọng NQH của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang còn chiếm tỷ trọng khá cao.Nguyên nhân chủ yếu do sự hoạt động yếu kém của khu vực này,ngân hàng nên có chính sách điều chỉnh hợp lý.
Bảng số 2.6:NQH theo khả năng đảm bảo tiền vay Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Biến động Số tiền Tỷ trọng Biến động +/- % +/- % Có đảm bảo 14.061 93,2 10.659 95 -3.402 -24,1 10.699 96,3 40 0,37 Không có đảm bảo 1.026 6,8 516 5 -510 -49,7 411 3,7 -105 -20,34 Tổng 15.087 100 11.220 100 11.110 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2007- 2009
Qua bảng trên ta thấy,NQH của khoản cho vay có bảo đảm năm 2007 là 14.061 triệu đồng chiếm 93,2%,năm 2008 là 10.659 chiếm 95% giảm so với năm 2007 là 3.402 triệu đồng.Dư nợ cho vay có đảm bảo năm 2007 giảm so với năm 2008 nhưng tỷ trọng cho vay có bảo đảm lại tăng từ 93,2% lên 95% là do dư nợ quá hạn của năm 2008 giảm so với năm 2007.Đến năm 2008,dư NQH có tài sản đảm bảo là 10.699 triệu đồng tăng 40 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với mức tăng 0,37%.Tỷ trọng NQH có tài sản đảm bảo năm 2009 là 96,3%.Đây có thể coi là dấu hiệu tốt,tuy giá trị của các khoản NQH có tài sản đảm bảo tăng không đáng kể nhưng tỷ trọng của nó liên tục tăng trong ba năm qua.
Bên cạnh đó,NQH của khoản vay không có bảo đảm năm 2007 là 1.026 triêu đồng chiếm 6,8%,năm 2008 là 516 triệu đồng chiếm 5% giảm về giá trị lẫn tỷ trọng so với năm 2007.Nguyên nhân do dư nợ quá hạn của năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 và tỷ trọng NQH có tài sản đảm bảo lớn hơn.Đến
năm 2009,NQH không có tài sản đảm bảo là 411 triệu đồng chiếm 3.7% giảm so với năm 2007 105 triệu đồng.Các dấu hiệu này cho thấy,ngân hàng đang có biện pháp hạn chế các khoản NQH bằng cách tăng dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản,các khoản cho vay không có đảm bảo có thể là cho vay tín chấp chủ yếu là khách hàng truyền thống,có uy tín,thường xuyên dao dịch với ngân hàng nên dù không có tài sản đảm bảo nhưng mức độ an toàn của nó không phải là thấp,rủi ro xẩy ra là rất ít.
2.2.1.4.Phân tích nợ quá hạn theo thời gian quá hạn
Từ nguồn số liệu cho thấy NQH nhỏ hơn 180 ngày luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất,tiếp đó là NQH chỉ phát sinh khi món vay đến hạn trả gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi mà khách hàng không trả cho ngân hàng hay có nghĩa là nó được phát sinh từ những khoản cho vay từ trước đó có thể là ở cùng năm đó hoặc năm trước hay vài năm trước đó.Khi áp dụng qui chế(127/2005/QĐ- NHNN sửa đổi bổ sung qui chế 1627/2001/QĐ-NHNN) đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ,thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là NQH và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ.Có thể việc áp dụng qui chế này đã làm tăng các khoản NQH có thời hạn nhỏ hơn 180 ngày,một nguyên nhân nữa là do công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay còn nhiều thiếu sót,đánh giá khách hàng quá cao về năng lực tài chính,khă năng kinh doanh…Mặt khác do sự biến động mạnh mẽ cuả thị trường cũng làm cho các doanh nghiệp phải điêu đứng,hiệu quả kinh doanh giảm thấp.Những nhân tố này dẫn đến khi đến hạn khách hàng chậm trả nợ vay ngân hàng và như thế NQH phát sinh là tất yếu.
Bảng số 2.7:Cơ cấu nợ qúa hạn theo thời gian quá hạn
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Biến động Số tiền Tỷ trọng Biến động +/- % +/- % NQH<180 ngày 7.588 50,3 6,956 62 2.068 -8,33 8.254 74,3 1.298 18,66 180<NQH<=360 4.903 32,5 2,524 22,5 2.379 -48,5 2.222 20 -302 -11,96
ngày
NQH>360 ngày 2.596 17,2 1,740 15,5 -856 -32,97 634 5,7 -1.106 -63,56
Tổng 15.087 100 11.220 100 11.110 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2007 - 2009
Những khoản nợ vay từ 180 ngày đến 360 ngày là hậu quả để lại từ những khoản NQH dưới 180 ngày chưa được giải quyết dứt điểm triệt để.Năm 2007 là 4.903 triệu đồng đến năm 2008 là 2.524 triệu đồng.NQH trong thời hạn này liên tục giảm cả giá trị lẫn tỷ trọng qua ba năm.Ngân hàng đã có những nỗ lực hạn chế các khoản nợ này.Điều này cũng cho thấy,việc xử lý các khoản NQH có thời hạn bé hơn 180 ngày của ngân hàng có hiệu quả tốt.Đối với những khoản NQH này nếu không có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi,xử lý ngay thì rất dễ chuyển sang NQH trên 360 ngày và như vậy khả năng thu hồi được cũng ngày một khó khăn hơn.Điều này càng gây bất lợi cho ngân hàng.
Bên cạnh đó,những khoản NQH có thời hạn quá hạn trên 360 ngày có xu hướng giảm xuống năm 2007 là 2.596 triệu đồng chiếm 17,2% thì đến năm 2009 chỉ còn 634 triệu đồng chiếm 5,7%.Để có được kết quả này một phần là do chi nhánh đã nỗ lực đôn đốc thu hồi nợ,đã có biện pháp khuyến khích khách hàng bằng các chính sách giảm bớt lãi suất quá hạn hay thu gốc trước thu lãi sau…
Nói tóm lại,qua bảng số liệu trên NQH có thời hạn quá hạn từ dưới 180 ngày đang chiếm tỷ trọng cao nhất,các khoản nợ xấu có thời hạn trên 360 ngày được chi nhánh kiểm soát và hạn chế.
2.2.1.5.Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh
Theo bảng số 2.12 ta thấy NQH phát sinh chủ yếu do nguyên nhân từ phía khách hàng.Theo số liệu bảng phân tích trên thì nguyên nhân do khách hàng chiếm tới 96% năm 2007,95% năm 2008 và năm 2009 là 96%.
Như vậy,ta đã biết phần lớn NQH của ngân hàng là do nguyên nhân từ phía khách hàng gây nên.Nguyên nhân dẫn đến có thể do:khách hàng làm ăn,kinh doanh thua lỗ do khả năng yếu kém hay do biến động của môi trường kinh doanh:đối thủ cạnh tranh,giá cả…,khách hàng cố ý chiếm đoạt tài sản của ngân hàng từ khi lập hồ sơ xin vay vốn hay phát sinh khi đã vay…,trong những
năm gần đây đặc biệt năm 2008,2009 sự biến động mạnh mẽ của thị trường làm cho giá vàng,giá đô la mỹ,giá bất động sản không ổn định,có thể điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khách hàng vay vốn dùng vốn sai mục đích.
Bảng 2.8:Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Biến động Số tiền Tỷ trọng Biến động +/- % +/- % Do ngân hàng 407 2,7 224 2 -183 -45 166 1.5 -58 -26 Do khách hàng 14.483 96 10.659 95 -3.824 -26,4 10,665 96 6 0,05 Do khách quan 197 1,3 337 3 140 71 279 2.5 -58 -17,2 Tổng 15.087 100 11.220 100 11.110 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2007 - 2009
Vì vậy mà yếu tố quan trọng,đặt lên hàng đầu đó là ngân hàng phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay và công tác kiểm tra giám sát trong khi và sau khi cho vay.Công việc này đã được chi nhánh triển khai và thu được nhiều thành công.Chi nhánh đã thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng nhưng còn một số vấn đề bất cập tại chi nhánh cũng như tình hình chung của các NHTM trong cả nưóc đó là những thông tin thu thập về khách hàng còn ít và chủ yếu do khách hàng tự cung cấp nên tính trung thực không được đảm bảo.
NQH xuất phát từ nguyên nhân do phía ngân hàng tuy chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2007 là 407 triệu đồng chiếm 2,7%,năm 2008 là 224 triệu đồng chiếm 2% và năm 2009 là 166 triệu đồng chiếm 1,5 % nhưng đã phần nào cho thấy được những thiếu sót của ngân hàng,vô trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi cho vay.Đây chủ yếu là do thẩm định khách hàng một cách sơ sài do mối quen biết giữa cán bộ tín dụng với khách hàng vay.Ngân hàng cần có thái độ nghiêm khắc xử lý,chấn chỉnh những vi phạm xảy ra,gắn chặt lợi ích của từng cán bộ