DỰ BÁO GIÁ TRỊ HÀNG NHẬP CHO CÔNG TY

Một phần của tài liệu Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (Trang 70)

3.2.1. Mô hình dự báo

Qua tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt tôi thấy, kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có mối liên hệ với nhau, vì thế tôi lựa chọn mô hình dự báo dự trên 2 nhân tố chính đó là tốc độ tăng GDP và xu thế nhập khẩu theo thời gian

Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng GDP 2007- 2009

Năm Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng GDP ( triệu đồng) (%) 2007 2245.9 8.44 2008 3143.2 6.5 2009 3434 5.32 Mô hình: Y = a.X +b.X

Y : Là kim ngạch nhập khẩu X1: Là tốc độ tăng GDP X2 : Biết xu thế thời gian

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2007 - 2009

• Căn cứ vào bảng số liệu trên dùng Mfit ta có được hàm như sau:

• Y= 175.29*X1 + 877*X2 (xem thêm phụ lục 4)

• Dùng hàm correl trong Excel ta tính được hệ số tương quan R giữa X1 và Y là R= 0.989, giữa X2 và Y là 0.959

Theo ý nghĩa của hệ số tương quan thì mối liên hệ giữa Y và X1 ,X2 là rất chặt chẽ, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch nhập khẩu, điều này hoàn toàn đúng với nền kinh tế Việt Nam.

3.2.2. Kết quả dự báo

Với dự báo tốc độ tăng trưởng nền kinh tế năm 2010 là 6.5% thì kim ngạch nhập khẩu khẩu năm 2010 sẽ là 4216.38 triệu đồng.

Con số 4216.38 triệu đồng là phù hợp với tình hình của công ty, so với năm 2009 là 3301 triệu đồng, tuy có cao hơn so với mức tăng bình quân qua các năm. Song nó lại phản ánh đúng khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trở lại.

Dự báo tới năm 2015, vì số liệu dùng để ước lượng là quá ít do đó dự báo này có thể không chính xác hoàn toàn, nhưng có thể dùng để tham khảo

Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu đên năm 2015

3.3. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 20153.3.1. Mục tiêu chung 3.3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của công ty. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn

chi phí kinh doanh. Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải có thị trường, phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều và nhanh hàng hoá và dịch vụ, và phải giảm được các khoản chi phí kinh doanh có thể và không cần thiết. Ngoài ra, mức độ đạt được về lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận còn phụ thuộc vào chất lượng của loại hàng hoá, khối lượng và giá cả hàng hoá bán được. Do vậy, Công Ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt luôn chú trọng đến việc mở rộng thị trường bán hàng trong cả nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, và đang ngày càng hoàn thiện quá trình nhập khẩu để có được những mặt hàng tốt nhất cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu trong nước.

Mục tiêu vị thế, khẳng định chỗ đứng của mình trong kinh doanh. Tỷ trọng thị phần của công ty trên thị trường càng cao gắn với quy mô và phạm vi kinh doanh của công ty xác định vị thế của công ty trên thị trường. Do vậy, công ty đang tích cực đẩy mạnh mở rộng thị trường trong nước. Công ty đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình lên những vùng miền chưa tiếp cân như vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, miền núi…Dự kiến đến năm 2015 công ty sẽ mở một trụ sở ở miền Nam.

Bên cạnh đó các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, chi phí cũng được điều chỉnh cho phù hợp:

• Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 16 – 18%

• Tăng lợi nhuận ròng: 11 – 13%

• Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý,..: 8 – 9%

3.3.2. Mục tiêu năm 2010

Mục tiêu của công ty trong năm 2010 được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.2: Mục tiêu chung của công ty năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010

cung cấp dịch vụ

Chi phí Triệu đồng 6256

Chi phí mua, bán hàng 4321.7

Chi phí nhân sự 1934.3

Lơị nhuận ròng Triệu đồng 1304

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

3.4. PHƯƠNG HƯỚNG

Năm 2010, khi cuộc khủng hoảng đã dần qua đi, đây là lúc khôi phục lại các chiến lược phát triển, mở rộng quy mô,cạnh tranh của công ty.

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý công ty và các cơ sở, đại lý về tổ chức nhân sự, tạo khả năng làm việc đoàn kết giữa các bộ phận phòng ban, giữa các nhân viên trong công ty.

Nghiên cứu mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh : bán các mặt hàng gia dụng: bình nóng lạnh, điều hòa…

Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường trong nước đối với lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiên cứu thị trường nước ngoài, để chuẩn bị mở rộng hoạt động xuất khẩu.

Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, kinh doanh đúng pháp luật.

Tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của công ty, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận phòng ban, các nhân viên trong công ty.

Nghiên cứu mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh: bán vé máy bay. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, kinh doanh đúng pháp luật.

3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ SAO VIỆT

Xuất phát từ tình hình hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt, đã cho thấy những tồn tại, hạn chế, và những bất cập trong chính sách của nhà nước. Do đó tôi mạnh dạn nêu một số đề xuất giải pháp đối với công ty, và với cả nhà nước, mong rằng có thể góp một phần nào đó cho hoạt động nhập khẩu nói riêng của công ty và hoạt động chung của nền kinh tế Việt Nam

3.5.1. Đối với công ty

3.5.1.1. Nhóm giải pháp tìm kiếm đối tác và đàm phán ký kết

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một tác nhân trên thị trường nên phải nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Vì thị trường không phải là bất biến mà là thị trường mà thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Mục đích nghiên cứu là giúp công ty nắm bắt được thị trường nước ngoài ra sao để có thể lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất và thị trường trong nước như thế nào, nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn từng thời điểm để có thể biết được số lượng nhập hàng từ thị trường nước ngoài về để kinh doanh. Công ty hiện chưa có phòng Marketing, mà để nghiên cứu thị trường có hiệu quả nhanh thì công ty nên thành lập phòng Marketing riêng để chuyên môn nghiên cứu thị trường và tiếp thị khách hàng. Cơ chế hoạt động của phòng Marketing là chủ động xây dựng các kế hoạch, các chương trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện bảng thiết kế câu hỏi để thu thập thông tin, chọn mẫu để nghiên cứu, tiến hành

thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, rút ra kết luận và lập báo cáo về tình hình nhu cầu thị trường trong nước. Đối với thị trường nước ngoài, cơ chế hoạt động của phòng là tìm kiếm thông tin chủ yếu qua mạng Internet, liên hệ và giao dịch đàm phán, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng nước ngoài.

Để thiết lập và bảo đảm cho phòng hoạt động có hiệu quả, công ty phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí và hỗ trợ về nguồn nhân lực, về các phương tiện thiết bị văn phòng như máy tính có kết nối mạng internet, phương tiện ôtô để có thể đưa sản phẩm đi tiếp thị trực tiếp với khách hàng và một số thiết bị cần thiết có liên quan. Ban lãnh đạo của công ty cũng cần chỉ đạo cho bộ phận này làm việc sao cho có sự “ăn ý” với phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu, tránh sự chồng chéo trong công việc

3.5.1.2. Nhóm giải pháp thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Các nhân viên phòng xuất nhập khẩu cần nắm bắt được sự thay đổi liên tục các quy định, chính sách Hải quan, Nhà nước.

Tăng cường nhân viên có chuyên môn trong công tác nhận hàng, để tránh chậm trễ trong việc mở tờ khai và nhận hàng về công ty. Mặt khác cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhân viên hải quan để được thuận lợi hơn nữa trong việc làm thủ tục hải quan, nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị tốt các giấy tờ lien quan.

Hiểu rõ luật cũng như tập quán liên quan đến hoạt động xuất nhập Khẩu trong nước và quốc tế, chặt chẽ trong việc ký kết hợp đồng,… để có thể giải quyết các trường hợp khiếu nại đòi bồi thường.

3.5.1.3. Nhóm giải pháp tiêu thụ hàng nhập khẩu

Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhập khẩu, thêm mặt hàng trong lĩnh vực y tế giáo dục xây dựng: Hàng gia dùng, thiết bị nội thất.

Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu cho phép thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn, doanh nghiệp có thể tham gia

vào nhiều thị trường hơn, từ đó có thể làm tăng hiệu quả kinh doanh , tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hiện nay, danh mục mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty còn hạn chế, vẫn chủ yếu là linh kiện máy tính điện tử. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao và nền sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó, đặc biệt về các vật tư thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, giáo dục, y tế như hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy cho các toà nhà cao tầng, những thiết bị nội thất,…Do vậy, trong thời gian tới, công ty nên nghiên cứu mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh .

Ngoài đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu, công ty cũng phải mở rộng kênh phân phối: mở thêm văn phòng đại diện tại Nghệ An, Lào Cai…các tỉnh miền núi. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các giải pháp sau:

• Có chính sách khác nhau cho từng sản phẩm, ứng với từng giai đoạn

• Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: quảng cáo,trưng bày giới thiệu sản phẩm, khuyến mại sản phẩm trực tiếp.

3.5.1.4. Nhóm giải pháp khác

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Trong ba yếu tố cơ bản của mọi quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì con người và các hoạt động của họ (lao động) là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có con người với những trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanh nghiệp không thể vận hành được; hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng giới hạn bởi các yếu tố về thời gian làm việc, thể lực, trí lực và các yếu tố tâm sinh lý. Do vậy, với hoạt động kinh doanh, nhập khẩu của công ty, đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định chủ đạo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, thường xuyên giao dịch và đàm phán với các đối tác nước ngoài nên cần phải có sự đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao, phát triển trình độ các cán bộ công nhân viên về mọi mặt

như yếu tố văn hoá, chính trị, xã hội, của các quốc gia, các vùng miền trên thế giới cũng như trong nước. Đặc biệt cần phải đào tạo các cán bộ công nhân viên thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài, cũng như việc soạn thảo các hợp đồng. Ngoài ra cần nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với phòng kĩ thuật

Đối với các nhân viên mới, cần phải thường xuyên hướng dẫn, giải thích chi tiết cụ thể từng công việc, từng thao tác làm việc, truyền đạt cho họ những kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghiệp vụ ngoại thương để họ có khả năng làm việc độc lập. Ngoài ra, tạo điều kiện cho họ đi học những khoá học ngắn ngày về nghiệp vụ ngoại thương, các lớp học ngoại ngữ, tin học để họ ngày càng hoàn thiện và xử lý công việc nhanh hơn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Đối với lãnh đạo, cần tạo ra được bầu không khí đoàn kết gắn bó trong doanh nghiệp; không nên dùng quyền lực mà nên “sử dụng” quyền uy của mình để lãnh đạo cấp dưới, không nên độc đoán dùng mệnh lệnh bắt cấp dưới chấp hành mà phải tìm các phương pháp khơi dậy ý thức “tự quyết định” của họ; Coi trọng công tác động viên khuyến khích người lao động trực tiếp phát huy tính năng động sáng tạo của họ để họ có ý kiến đóng góp thẳng thắn, tích cực, mang tính xây dựng doanh nghiệp;…

Nhận biết đựơc yếu tố con người, phương châm hoạt động và cách thức tổ chức luôn là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Công ty Sao Việt đã đầu tư rất nhiều vào vấn đề nhân sự, tạo ra một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm và có khả năng đảm đương những trọng trách bằng khả năng làm việc và hiệu quả của chính bản thân mỗi cá nhân, một cơ cấu nhân sự hoàn thiện, gọn nhẹ hợp lý phù hợp với một mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cộng với sự tồn tại của Sao Việt là một hướng đi đã được xác định, một phương châm hoạt động luôn

được toàn thể các thành viên trong công ty tuân thủ chặt chẽ. Hội tụ tất cả các yếu tố đó giúp cho Công ty Sao Việt từ khi thành lập trở lại đây đã đạt được những thành tựu nhất định. Không dừng lại ỏ đó, Ban lãnh đạo công ty luôn luôn tìm ra những cách thức mới để phù hợp với từng thời điểm, phát huy các nguồn lực để Sao Việt ngày một phát triển

Nâng cao khả năng tài chính của công ty

Có thể thấy, hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt cũng không phải ngoại lệ. Trong khi, vốn của công ty không nhiều, đặc biệt là vốn lưu động để hoạt động kinh doanh cũng chỉ ở những con số khiêm tốn thì vốn tồn đọng lại còn nhiều trong các nguồn như: tồn kho, tiền ứng trước,… Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh không được thông suốt, gây kém hiệu quả. Do vậy, để quá trình hoạt động kinh doanh thông suốt và có hiệu quả, công ty cần có những biện pháp để nâng cao khả năng tài chính của mình. Những biện pháp có thể là:

- Mở rộng, tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với các ngân hàng để có thể vay được nhiều vốn trong thời hạn kéo dài, từ trước tới nay công ty mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa công ty và ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Trong nhiều trường hợp Ngân hàng đã yêu cầu tỉ lệ kí quỹ không cao, tạo điều kiện cho công ty có vốn kinh doanh nhiều hơn, trong thời gian tới Công ty cần tăng cường mối quan hệ với những ngân hàng khác, tiến tới có thể dùng uy tín của công ty để vay tiền từ ngân hàng.

- Công ty cũng có thể huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong

Một phần của tài liệu Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (Trang 70)