Kinh nghiệm nhập khẩu linh kiện máy tính của các công ty

Một phần của tài liệu Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (Trang 35 - 37)

Hiện tại có khá nhiều công ty nhập khẩu mặt hàng linh kiện máy tính tại thị trường Việt Nam. Sao Việt mới được thành lập năm 2005 do đó việc học hỏi các kinh nghiệm của các công ty đi trước là điều tất yếu để có những nhìn nhận chính xác. Vì có nhiều công ty, mà mỗi công ty lại tính góp được một chút kinh nghiệm cũng được rút ra từ công ty khác, do đó tôi xin phép không nêu tên công ty ở đây, sau đây xin được tổng kết một số kinh nghiệm của các công ty:

Vấn đề thủ tục hải quan

Vấn đề này còn phụ thuộc vào forwarder (công ty vận chuyển hàng, như Fedex, DHL, DPEX, ... hoặc một công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận quốc tế) và phương thức nhập hàng.

Thông thường khi mua hàng ở nước ngoài, nếu không thực sự rành rọt về thương mại quốc tế, tốt nhất là công ty nên yêu cầu nhà cung cấp chuyển hàng cho mình qua các dịch vụ thông dụng, như Fedex hoặc DHL là tốt nhất, vì dịch vụ khá thân thiện, giao nhận hàng nhanh chóng, và khá chuyên nghiệp. Khi nhà cung cấp chuyển hàng, họ có cung cấp cho công ty một con số gọi là tracking number. Các công ty chỉ cần vào website của họ và track

thông tin, sẽ biết được gói hàng của mình đang đi đến đâu, tiến hành đến giai đoạn nào, ...

Vấn đề về phương thức nhập hàng

Có hai phương thức là mậu dịch (nhập hàng để kinh doanh, buôn bán) và phi mậu dịch (hàng cho, biếu, tặng hoặc dùng cho mục đích cá nhân, không buôn bán). Đối với đối tượng là doanh nghiệp, khi Forwarder nhập hàng về tới VN, họ sẽ gọi cho công ty và hỏi công ty muốn nhập theo phương thức nào. Nếu nhập theo phương thức phi mậu dịch, và số lượng hàng không quá lớn thì họ làm luôn thủ tục khai báo hải quan để giao hàng cho công ty. Nếu lượng hàng lớn, hoặc nhập về để kinh doanh buôn bán, thì họ sẽ chuyển chứng từ của lô hàng cho công ty để công ty tự làm thủ tục hải quan, làm xong thì quay về kho của họ để lấy hàng.

Trong trường hợp không rành về thủ tục hải quan, công ty cũng có thể đến các công ty giao nhận và thuê họ làm khai báo hải quan cho mình luôn, hoặc nhờ trực tiếp các forwarder làm dịch vụ hải quan luôn cho mình, chi phí thông thường vào khoảng 8000001200000 VND trọn gói (khai báo hải quan, "thông quan", ...).

Để khấu trừ được chi phí một lô hàng trong kinh doanh thì cách duy nhất là nhập số lượng lớn, nhiều loại cùng một lúc để giảm chi phí xuống. Còn mua hàng phi mậu dịch thì có thể giảm được phí "thông quan", nhưng về mặt pháp lý, thì không được đem bán.

Về phương thức vận chuyển:

Phương thức vận chuyển có thể là đường bộ, đường thủy, hay đường hàng không, Tùy vào mặt hàng của các công ty nhập khẩu mà lựa chọn phương thức cho phù hợp, và tiết kiệm chi phí. Nếu nguồn hàng nhập khẩu gần và không cần gấp thì có thể nhập theo đường bộ hoặc thủy.

Đối tác cung cấp hàng hóa

Lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa là rất quan trọng, vì nó quyết định đến sự sinh tồn của doanh nghiệp, nếu đối tác là công ty “ma” thì sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp, tìm hiểu thông qua các đại sứ quán, các trang web, các cơ quan của Việt Nam, để có thể hiểu rõ về đối tác, nhất là những đối tác mà công ty lần đầu hợp tác.

Một phần của tài liệu Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (Trang 35 - 37)