Đào tạo cho giáo dục sau đại học

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 42 - 44)

10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT giáo dục và đào

2.2.2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học

Để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ từ trình độ đại học trở lên, đạt chuẩn quốc tế tại cơ sở nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, mỗi năm đề án 332 (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”) tuyển 400 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% thực tập khoa học đi đào tạo ở nước ngoài. Đối tượng được cử đi đều là những cán bộ, sinh viên xuất sắc, trải qua các vòng thi tuyển và đáp ứng đủ yêu cầu ngoại ngữ. Theo thống kê năm 2005 của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 38.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại hơn 20 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 20% du học bằng ngân sách Nhà nước.

Hình 7: Số Lưu học sinh theo Học bổng Việt Nam (Đề án 322) tại các nước

2.2.2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề

Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho dạy nghề từ nay đến năm 2010 dự kiến khoảng 7.000 tỉ đồng. Hệ thống các trường dạy nghề cũng sẽ được nâng cấp để đến năm 2010 có 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và có khoảng 7,5 triệu LĐ được qua đào tạo nghề.

Trong những năm gần đây, số trường trung học chuyên nghiệp không tăng hoặc tăng không đáng kể. So với năm học 2005-2006, năm học 2006- 2007 và 2007-2008 số trường dạy nghề giảm đi. Trước vấn đề này, đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 50% vào năm 2010 và 75% năm 2015 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm xóa bỏ tình trạng “thừa thầy thiếu thợ “ hiện nay, tăng cường số lượng công nhân có tay nghề cao.

Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo.Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề (trong đó có 62 trường cao đẳng nghề, 235 trường

trung cấp nghề). Số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 789 cơ sở dạy nghề công lập.

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w