10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT giáo dục và đào
2.2.2. Đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Việt Nam có hệ thống giáo dục tương tự hệ thống giáo dục của hầu hết các nước châu Á. Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (theo chương trình 3 năm), giáo dục đại học và cao đẳng (3-5 năm) ; cuối cùng là giáo dục sau đại học (từ 3-5 năm) .
2.2.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non.
Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao vai trò của Gia đình trong chức năng giáo dục trẻ em (thông qua hàng loạt các chương trình, chính sách như: Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2001-2010, luật giáo dục....) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã được phê duyệt theo quyết định số 149/2006/QD-TT ngày 23-5-2006 của thủ tướng chính phủ
Nhà nước chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu thực tế. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong giai đoạn 1999-2009 số lượng các trường mầm non tăng lên 35.13%, từ 8933 đến 12071trường.
Không chỉ số lượng giáo viên tăng lên, mà chất lượng giáo viên cũng đã được nâng cao hơn trước (nhiều trường đại học, cao đẳng đã thực hiện chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non).
2.2.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông.
Đầu tư xây dựng mạng lưới trường phổ thông đã được tương đối ổn định. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và trung học cơ
sở; hầu hết các xã đã có trường tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Các địa phương bắt đầu chú ý quy hoạch mạng lưới trường gắn với quy hoạch kinh tế xã hội. Các trường ngoài công lập đang hình thành và phát triển mạnh. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh huyện được củng cố; hầu hết các bản làng ở vùng núi cao, vùng sâu đã mở lớp học. Loại hình trường bán trú đang phát triển mạnh.
Hiện nay đã có 239 trường dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở nội trú cho 45 nghìn học sinh dân tộc. Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục. Năm học 1999-2000 cả nước có 23960 trường phổ thông thì năm học 2006-2007 có 27595 trường , tăng 15,17%, năm 2007-2008 có 27898 trường, tăng 1,1% so với năm học 2006-2007, còn năm học 2008-2009 tổng số trường phổ thông là 28114 trường.
2.2.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay Việt Nam đã có 322 trường đại học và cao đẳng trong đó 275 trường công lập và 47 trường ngoài công lập. Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học. Để có được số lượng này một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện, trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9).
Nhà nước ta giai đoạn này đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giáo dục bâc đại học- cao đẳng, điều này thể hiện ở con số chi cho giáo dục đại học- cao đẳng năm tăng dần trong những năm gần đây.
Bảng : chi NSNN cho hệ thống giáo dục bậc đại học và cao đẳng
Nguồn: bộ giáo dục và đào tạo
Đơn vị tỷ đồng.
Số tiền 70 80 85 90 90 105 297