Những tồn tại trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 55 - 60)

10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT giáo dục và đào

2.7 Những tồn tại trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân

nguyên nhân

Cùng với những kết quả tích cực trên thì trong phát triển nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Hạn chế lớn nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực nước ta là: các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Chúng ta đang hiểu rất thô sơ rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi

năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên…và chúng ta phấn đấu bằng được mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào. Nói một cách đơn giản, các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lược đang đi trên hai con đường khác nhau.

Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài ra các chiến lược phát triển kinh tế của các ngành hẹp được Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý và địa phương. Ngoài trừ chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hướng chung là có đề cập tới nguồn nhân lực, hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương đều không đề cấp tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Các chiến lược này thường chỉ rất rõ đến cần bao nhiêu tiền đầu tư, các giải pháp về vốn được trình bày rất rõ ràng, mạch lạc trong khi đó các nhà hoạch định chiến lược mặc nhiên coi đủ nguồn nhân lực để làm việc đó, hoặc các giải pháp phát triển nguồn nhân lực được viết rất mờ. Đây là một điều vô lý mà lâu nay trong công tác lập chiến lược phát triển kinh tế chúng ta vẫn vấp phải. Trong khi một dự án quy mô nhỏ của một công ty phải tính toán số lượng nhân công cần thiết, thì các chiến lược có quy mô vốn rất lớn lại không chỉ rõ cần bao nhiêu lao động ở trình độ như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong khi đó, các chiến lược giáo dục cũng có con đường đi riêng của mình và hoàn toàn độc lập với các chiến lược phát triển kinh tế. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức xin ý kiến rộng rãi về Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 - 2020 (dự thảo lần thứ 13), vẫn là những con số mang nặng tính mục tiêu như: nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%…,mà không tính tới đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh với thế giới bằng mũi nhọn gì, làm thế nào để đào tạo nhân lực cho mũi nhọn đó.

Hệ quả của cách làm này là: mặc dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực của chúng ta không có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện. Sự thất bại của chiến lược phần mềm giai đoạn 2001-2005 là một minh chứng cụ thể: với mục tiêu 500 triệu USD doanh số toàn ngành vào năm 2005, nếu coi năng suất bình quân trên một lao động phần mềm Việt Nam là 10.000USD/năm (xấp xỉ Trung Quốc thời điểm đó), một phép tính đơn giản có thể thấy để đạt được mục tiêu cần phải đào tạo được 50.000 lao động phần mềm vào năm 2005. Trong khi đó, đến năm 2008 chúng ta mới đạt được con số đó. Một ví dụ khác, công nghệ cao, cơ khí chế tạo và điện tử viễn thông thuộc danh mục những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định 55/2007/QĐ-TTg), tuy nhiên đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một kế hoạch phát triển nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ba ngành trên.

Ngay trong cách giáo dục bậc đại học- cao đẳng của chúng ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề như :

• Những năm gần đây tốc độ phát triển quy mô đào tạo đại học và cao đẳng quá nhanh so với các điều kiện dạy và học. Tỷ lệ bình quân số sinh viên so với giáo viên của ta hiện nay đang quá tải (26,5 sinh viên/giáo viên), là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo giảm thấp. Một số trường đại học phát triển quy mô quá mức, thiên về lợi ích kinh tế (nhất là hệ tại chức). Một số trường đại học dân lập tuyển sinh quá mức cho phép, vượt xa các điều kiện bảo đảm việc dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao. Quy mô một số trường đại học của nước ta còn quá lớn :

 Đại học Quốc gia TPHCM : 81.000

 Đại học Kinh tế TPHCM : 34.000

 Đại học Huế : 81.000

Trong khi đó ở Mỹ, đại học lớn nhất là Arizona State cũng chỉ có khoảng 52.000 sinh viên. Các trường đại học hàng đầu chỉ khoảng 15.000 sinh viên.

• Cơ cấu đào tạo mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, người học dồn nhiều vào bậc đại học và một số ngành nghề có nhu cầu trước mắt, không có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Nhà nước về ngành nghề đào tạo. Trong đào tạo mất cân đối theo vùng và lãnh thổ, học sinh tốt nghiệp đại học tập trung xin việc ở thành phố và đồng bằng, nhiều trường hợp làm việc trái nghề. Trong hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 5/1/2008, cả nước chỉ có 25 trường, có tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng nghề, trên 60%.

• Cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo mặc dù đã được chú ý đầu tư, nhưng so với nhu cầu nâng cao chất lượng thì ở mức rất thấp, đặc biệt là thiếu thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, thư viện nghèo nàn, thiếu ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Sự tăng cơ sở vật chất thấp xa so với tăng quy mô học sinh, sinh viên.

• Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, “thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao” và “nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành". Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hoá, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản”

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên gồm 2 nguyên nhân:

 Nguyên nhân khách quan: xuát phát điểm con người của chúng ta còn thấp, những chỉ số chung về con người thường thấp hơn so với khu vực và với thế giới, nên những kết quả đào tạo chưa được cao như mong muốn và vẫn thấp hơn nhiểu so với thế giới.

 Nguyên nhân chủ quan: bộ máy quản lý nguồn chi Ngân sách nhà nước cho phát triển nguồn nhân lực vẫn còn yếu kém và có ý thức chưa cao, vẫn tồn tại hiện tượng tham nhũng. Các cơ quan giám sát các dự án phát triển nguồn nhân lực chưa sát sao, vẫn lỏng lẻo nên việc thực hiện vẫn chưa được như ý muốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w