Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải thương mại và dịch vụ du lịch Đăng Dương (Trang 74 - 77)

Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bớc chế

bién nhng vẫn còn phải gia công chế biến tiép mới hoàn thành). Đê tính giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp nhất thiết phải kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp đợc trong kỳ theo từng đối tợng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng nh phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm cha hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm làm dở.

Nh vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể đợc đánh giá theo một trong các phơng pháp sau:

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Theo phơng pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí khác (chi phí nhân công trực tiép, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

Công thức:

Dck = Dđk + CStp + Sd x Sd Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Dđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Khối lợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Ưu điểm: Phơng pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đợc kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm đợc nhanh chóng.

Nhợc điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.

Điều kiện áp dụng: Phơng pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ.

* Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lợng sản phẩm hoàn thành tơng đơng. Theo phơng pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trớc hết cần cung cấp khối lợng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lợng sản phẩm dở dang ra khối lợng sản phẩm hoàn thành tơng đơng. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (nh nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang nh sau:

Dck = Dđk + CStp + Sd x Sd

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (nh chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Dck = Stp + S’dDđk + C x S’d Trong đó S’d = Sd x % hoàn thành.

C: Đợc tính theo từng khoản mục phát sinh trong kỳ.

Ưu điểm: Phơng pháp này tính toán đợc chính xác và khoa học hơn phơng pháp trên.

Nhợc điểm: Khối lợng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lợng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn.

* Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức.

Theo phơng pháp này, kế toán căn cứ vào khối lợng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng

khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.

Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm.

Nhợc điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thờng, khó xác định đợc định mức chuẩn xác.

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng đợc định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phơng pháp tính giá thành theo định mức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải thương mại và dịch vụ du lịch Đăng Dương (Trang 74 - 77)