Hiện nay, hệ thống, chính sách lương của Nhà nước đã có nhiều cải cách so với những năm trước và đặc biệt là so với những năm bao cấp. Mức lương tổi thiểu thì không thay đổi nhưng hệ số lương của các cán bộ công nhân viên chức Nhà nước đã thay đổi theo hướng tích cực. Và hệ thống thang, bảng lương, ngạch lương đã được cải cách nhiều, không rườm rà, phức tạp, thiếu hoàn chỉnh, và tồn tại nhiều bất hợp lý như trước nữa. Trước đây thì mỗi bảng lương có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch lại có quá nhiều bậc lương, tới 16 bậc, tạo ra khoảng cách quá nhỏ giữa các ngạch lương. Hiện nay, Nhà nước đã quy định lại phân thành bảng lương 7 bậc, bảng lương 6 bậc, và trong mỗi bậc thì quy định rõ mức lương cụ thể của
từng ngành, từng lĩnh vực để các doanh nghiệp thực hiện được rõ ràng hơn. Tuy nhiên lúc đi vào cuộc sống thì nó cũng phát sinh nhiều bất cập đòi hỏi Nhà nước phải luôn giám sát và cải tiến phù hợp. Như hiện nay, tuy hệ số lương được nâng lên nhưng giá cả hàng hoá cũng tăng vọt, giá cả hàng hoá tăng nhanh hơn hệ số lương. Vì thế nên có thể nói là hệ số lương tăng không đáng kể, và chỉ là bộ phận cán bộ công chức thôi, chứ còn người lao động không được tăng bao nhiêu mà giá cả tăng. Vì thế Nhà nước tăng hệ số lương phải đi đôi với kiểm soát giá cả tiêu dùng. Phải thừa nhận rằng tiền lương là giá cả của sức lao động, do cung cầu sức lao động trên thị trường quyết định, cần phải tính toán, tính đủ giá trị sức lao động sao cho toàn bộ cán bộ công chức sống bằng chính tiền lương của mình.
Với vai trò của người quản lý ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần xây dựng các chính sách tiền lương phù hợp theo kịp sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, ngoài nhu cầu về tồn tại, thì con người còn có các nhu cầu cao hơn. Vì vậy nếu Nhà nước không điều chỉnh tiền lương theo kịp thì sẽ không kiểm soát được thu nhập của người lao động đặc biệt là đối với chính sách thuế thu nhập để tạo sự công bằng cho người lao động sẽ thực hiện khó khăn hơn.
Cải cách tiền lương phải được tiến hành đồng bộ: chính sách tiền lương đến nhiều vấn đề xã hội khác. Vì vậy, cải cách tiền lương phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách các chính sách kinh tế xã hội khác, trong đó phải chú ý đến cơ cấu bộ máy hành chính, tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng đội ngũ trên cơ sở đó xác định lại biên chế, củng cố hệ thống tiền lương và bố trí cơ cấu chi tiêu, tập trung nguồn thu ngân sách, đổi mới bộ máy thu thuế, cải cách hệ thống thông tin để kiểm soát được sự vận động của đồng tiền trong nền kinh tế.
Thực hiện trả lương cao cho công chức quản lý Nhà nước và lực lượng lãnh đạo gắn với những biện pháp kỷ luật nghiêm minh. Hiện nay, hiện tượng tham nhũng ở nước ta ngày càng tăng và với quy mô ngày càng
lớn và thường rơi vào các cán bộ lãnh đạo cấp cao. Vì thế, Nhà nước thực hiện biện pháp trả lương cho bộ phận này thật cao trên cơ sở tính toán những nhu cầu thiết yếu, nhu cầu giải trí và nhu cầu khác để cho họ không muốn phạm pháp, bên cạnh đó phải xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm, chức càng cao càng phạt nặng để họ không dám tham nhũng.
Khi ban hành các chính sách nói chung và chính sách về tiền lương riêng thì phải luôn chú ý đến lợi ích của các ngành khác trong nền kinh tế, vì tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân đều có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế quốc dân.
Về lâu dài, cần kết hợp với việc nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, cần nghiên cứu lai co chế tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh theo hướng: giao cho doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang, bảng lương, các chế độ phụ cấp phù hợp với tổ chức mình, Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài viết của mình về quỹ tiền lương ở Công ty Lũng Lô, em đã phần nào giới thiệu về công ty Lũng Lô, về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và về hoạt động quỹ tiền lương của công ty. Quỹ tiền lương của công ty Lũng Lô nói chung và của các doanh nghiệp khác nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong công ty, đối với hoạt động sản xuất của công ty và đối với xã hội. Em đã nêu lên những hoạt động về công tác tiền lương được áp dụng tại công ty như là căn cứ vào hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. Còn tiền lương thực tế chi trả cho CBCNV, người lao động trong công ty sẽ được tình theo đơn giá tiền lương của công ty đã nêu ở trong bài viết.
Qua bài viết này ta có thể rút ra được phải thực hiện công tác quản lý tiền lương như thế nào và sử dụng quỹ tiền lương thật phù hơp. Đối với một công ty xây dựng như công ty Lũng Lô thì có thể áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian và trả lương khoán, trả lương theo sản phẩm. Nhưng dưới hình thức nào cũng phải được quản lý và giám sát chặt chẽ lực lượng lao động, ngày công thực tế và đặc biệt là chất lượng sản phẩm để có kế hoạch trả lương phù hợp, thông thường phải sử dụng kết hợp các hình thức để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Để quản lý tốt công tác quỹ tiền lương thì phải chú trọng đến công tác lập kế hoạch tiền lương trên cơ sở rút kinh nghiệm từ công tác thực tế kế hoạch quỹ tiền lương năm trước và kế hoạch sản xuất năm nay của công ty. Và luôn đào tạo một đội ngũ cán bộ tổ chức lao động- tiền lương nói riêng có năng lực, có đạo đức tư cách, và luôn hoàn thành tốt công việc được giao và cống hiến cho công ty. Đó là những nội dung chính được đề cập đến trong bài viết.
Qua bài viết, em muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động nói chung và đối với sự quản lý nói riêng. Tiền lương có thể làm cho người lao động hăng say và làm việc chăm chỉ hơn, đồng thời nó cũng có thể gây ra những mặt tiêu cực trong xã hội. Có thể kết luận rằng tiền lương là một công cụ quản lý của Nhà nước, của các nhà quản lý. Nếu tiền lương cao hơn thì đời song người lao động nói chung sẽ được nâng cao hơn và giảm được các tệ nạn xã hội khác. Còn đối với các cán bộ quản lý cấp cao nói riêng thì quy định mức lương thật cao đi kèm với phạt thật nặng nếu vi phạm để các cán bộ làm đúng trách nhiệm của mình, tránh tham nhũng, tham nhũng. Đó là những kiến nghị được nêu trong bài viết. Bài viết còn nhiều điều chưa được nói đến do trình độ hiểu biết về thực tiễn còn hạn chế, rất mong sự đóng góp của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú ở công ty Lũng Lô đã giúp em hoàn thành quá trình thực tập và nhận thức về quỹ tiền lương. Em
xin chân thành cảm ơn thầy- PGS.TS Phan Kim Chiến đã giúp em hoàn thành bài viết. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa khoa học quản lý - Đại học kinh tế quốc dân: giáo trình khoa học quản lý tập 1, tập 2 - Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - Hà Nội 2002.
2. Khoa khoa học quản lý - Đại học kinh tế quốc dân: giáo trình hiệu quả quản lý dự án Nhà nước- Chủ biên: TS.Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - Hà Nội năm 2001.
3. Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học kinh tế quốc dân: giáo trình quản trị nguồn nhân lực - Chủ biên: TS. Trần Kim Dung - Nhà xuất bản thống kê - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.
4. Khoa Kinh tế lao động và dân số- Bộ môn quản trị nhân lực - Đại học kinh tế quốc dân: giáo trình quản trị nhân lực - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.s Nguyễn Vân Điềm - Nhà xuất bản lao động xã hội - Hà Nội năm 2004.
5. Quy chế tiền lương của công ty Lũng Lô năm 2005.
6. Quy chế lương mới của Nhà nước cho khu vực hành chính sự nghiệp - năm 2005.
7. Phụ lục theo quy chế lương của công ty năm 2005.
8. Báo cáo tình hình thực hiện năm 2005 và kế hoạch thực hiện trong năm 2006 của công ty Lũng Lô.
9. Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty Lũng Lô - 2005.
10. Quy chế hoạt động mới sửa đổi trong năm 2005 của công ty. 11. Một số thang, bảng lương ban hành kèm theo các chỉ thị của c. ty.