2.3.1.Vốn chủ sở hữu:
Về mặt kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. loại vốn này còn được gọi là vốn riêng. Theo quy định của tổ chức tín dụng năm 1998, vốn chủ sở hữu bao gồm phần giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Vốn chủ sở hữu gồm hai thành phần:
Vốn chủ sở hữu: vốn điều lệ thực có( vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định của ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu bổ sung: đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp và phụ thuộc vào quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cơ bản. nó bao gồm: phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định, của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có
HươngChuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Thanh Hương
thời hạn dài.
Từng ngân hàng có vốn chủ sở hữu khác nhau, nguồn vốn này cũng thể hiện một phần năng lực tài chính của ngân hàng và tăng chất lượng dịch vụ. Có thể dựa vào bảng sau để ta thấy được điều đó:
Bảng 2.3.1: Bảng so sánh nguồn vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng ở Việt Nam. Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Vốn chủ sở hữu Agribank 10,000 Vietcombank 11,127 Sacombank 4,000 Eximbank 2,000 MB 1,500 Techcombank 1,500 Habubank 1,000
Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng đến hết năm 2010.
Ngân hàng Nông Cống đã và đang ý thức được hơn thiệt của việc tăng vốn sở hữu đó là: Việc tăng vốn tự có là hết sức cần thiết; nhằm giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của ngân hàng No&PTNT Nông Cống với các ngân hàng khác như BIDV, Ngân hàng chính sách xã hội trong địa bàn huyện cũng như tỉnh; tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần; nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy,
HươngChuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Thanh Hương
điều quan trọng là Ngân hàng phải xác định được mức vốn sở hữu cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nắm bắt rõ điều này nên ngân hàng đang từng bước vững chải, đi từng bước chắc chắn cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.