Các kiến nghị với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 56 - 57)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.3.Các kiến nghị với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Hiệp hội là người bảo vệ quyền lợi chung của các doanh nghiệp, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam, Hiệp hội cần nâng cao vai trò, chất lượng và hiệu quả của mình.

Hiệp hội cần nâng cao năng lực quản lý điều hành, đồng thời thiết lập quan hệ gắn bó với các Bộ, Ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hội viên, tiếp tục đưa sản phẩm thủy sản Việt Nam chiếm vị trí xứng đáng trên thị trường Nhật Bản cũng như thế giới.

Hiệp hội phải nâng cao năng lực phân tích, dự báo đối với các thông tin và đổi mới phương thức quảng bá.

Hiệp hội phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên để các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh một cách lành mạnh, tránh được những thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần chú trọng đến quyền lợi của những nuôi trồng thủy sản, và có những biện pháp khuyến nông.

KẾT LUẬN

Qua phân tích có thể thấy được mặt hàng thủy sản là mặt hàng rất có lợi thế cạnh tranh trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là mặt hàng Việt Nam tự nuôi trồng, tự khai thác, tự chế biến, giá nhân công rẻ, có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên các yếu tố như nguồn nguyên liệu bấp bênh, cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực sản xuất và quản lý kém đã làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Nhà nước cần xem xét và hỗ trợ vấn đề này để ổn định nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp, phát triển sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu.

Với những thành tựu đã và đang đạt được, tương lai phát triển thị trường Nhật Bản là rất có triển vọng. Thế mạnh đặc biệt của mặt hàng thủy sản là thương hiệu của rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên mặt hàng thủy sản xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam là những mặt hàng dễ bị biến động giá cả.

Nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Nhật Bản cần phải tăng tốc trên mọi lĩnh vực: đầu tư, sản xuất, xuất khẩu,… nhằm tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng.

Thị trường thủy sản thế giới đang phát triển và mở rộng, cơ hội phát triển cho ngành thủy sản Việt Nam là rất lớn nhưng bên cạnh đó thách thức cũng rất nhiều. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi Nhà nước, ngành và các doanh nghiệp cần có sự kết hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam, mở rộng thị trường thế giới.

Do nội dung của đề tài rất rộng, thời gian tìm hiểu và lượng kiến thức còn giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em hi vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và giúp đỡ của thầy cô giáo cùng các bạn quan tâm để hoàn thiện để hoàn thiện nghiên cứu đề tài này tốt hơn.

Qua đây em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tận tình giúp đỡ em. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tâm của TS Bùi Huy Nhượng đã hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 56 - 57)