THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1.2. Cơ cấu theo sản phẩm xuất khẩu
Đất nước ta nông nghiệp chiếm đa phần nên việc phát huy tiềm năng về lĩnh vực chế biến nông – thủy sản là điều kiện hiển nhiên của một nước đang trên đà phát triển. Có thể thấy rằng xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ tiềm năng kinh tế thủy sản Việt Nam, cá tôm và các hải sản thân mềm… đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thị giới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, từ đầu năm đến nay, nhiều sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam có mức tăng trưởng cao và được đánh giá là những mặt hàng tiềm năng trong thời gian tới.
Mặt hàng tôm: trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, sản phẩm tôm vẫn đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực số 1 của Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu mặt hàng này chỉ tăng nhẹ. Nguyên nhân chính là do sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm từ đầu năm đến nay đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Tôm được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng trị giá xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam dù tỷ trọng đã giảm đi. Do sản phẩm tôm đông lạnh là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu cao, đồng thời chất lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế nên trong thời gian tới tỷ trọng sản phẩm này vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các loại tôm như: tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú trắng và các loại tôm khác chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tôm đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1.354,7 triệu USD, tăng 7,4% về khối lượng và tăng 0,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Ngoài ba thị trường nhập khẩu đạt giá trị cao là Nhật Bản, Mỹ và EU, còn có Hàn Quốc, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Canada, Ðài Loan (Trung Quốc), Ðức đạt giá trị hơn 50 triệu USD.
Xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ, mặc dù vẫn là thị trường chủ lực nhưng
đều giảm cả về lượng lẫn giá trị. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lượng và 2,8% về giá trị, xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và
giảm 15,3% về giá trị. Ðối với thị trường Nhật Bản, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số một, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan. 9 tháng đầu năm 2009, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7%. Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba từ vị trí thứ tư năm 2008. Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan và Inđônêsia về cung cấp tôm cho thị trường Mỹ thì năm 2009 (hết quý III), Việt Nam tụt hạng xuống vị trí thứ năm, sau Êcuado và Trung Quốc do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó sản lượng tôm khai thác nội địa tăng lên. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm tới nguồn hàng từ các nước gần kề như Mêhicô hay Êcuađo để giảm tải chi phí. Ðiều này dẫn tới tình trạng thị trường tôm chân trắng bão hòa.
Nhưng tính đến hết tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam có những bước tiến rõ rệt trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản đạt 995,5 tấn, trị giá 3.487,5 triệu USD (giảm 5,6% về lượng và giảm 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008). Tháng 11-2009 đạt 400 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 3,838 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng cao là do việc giá tôm trên thị trường thế giới được duy trì ở mức cao. Sự chủ động đón nhận cơ hội và luôn luôn đổi mới để bắt kịp xu hướng thị trường thế giới là nguyên nhân chính để kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, duy trì thứ hạng cao trong các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của cả nước.
Xuất khẩu cá chiếm vị trí thứ hai trong các sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%. Mười tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được gần 500 tấn cá tra, ba sa, đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD, giảm gần 9% về khối lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong các thị trường nhập khẩu, thị trường Mỹ tăng trưởng mạnh nhất về giá trị với 71,1%, thứ hai là Mê-hi-cô tăng 16,7%, Nga giảm mạnh nhất với 65,5%, Ucraina giảm 56,3%. Thị trường lớn nhất của cá tra vẫn là EU chiếm 40,8%, Mỹ 10%, ASEAN 6,5%, Mê-hi-cô 5,4%, Nga 5,3%, Ucraina 5,1% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2008. Thực tế, thị trường Mỹ vẫn là thị trường chính của cá tra Việt Nam với sự gia tăng không ngừng về khối lượng và giá trị nhập khẩu. Ðây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay xét cả về khối lượng và giá trị.
Trái với tất cả các thị trường khác, cá tra xuất sang Mỹ vẫn được giá. Giá trung bình xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ trong tháng 10 là 3,25 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh những thị trường khác vẫn duy trì tốc độ ổn định về nhập khẩu cá tra như ASEAN, Mêhicô, trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha cũng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 31,7% về lượng và 9,4% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm liên tục trong ba tháng trước. Xét theo thị trường đơn lẻ, Tây Ban Nha chỉ đứng sau Mỹ về kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam. Trong khi các thị trường trên đang khởi sắc trở lại thì xuất khẩu sang Nga và Ucraina, vốn là hai thị trường lớn của cá tra Việt Nam trong năm 2008 lại giảm mạnh.
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2009
Năm Mặt hàng Cá đông lạnh Cá ngừ Mực, bạch tuộc đông lạnh Tôm Tổng 2005 Kim ngạch Tỷ trọng 531,849 26,3 78,401 3,88 103,582 5,12 1.307,155 64,7 2.020,987 100 2006 Kim ngạch Tỷ trọng 952,570 36,14 117,132 4,44 135,968 5,16 1.430,002 54,26 2.635,672 100 2007 Kim ngạch Tỷ trọng 800 34,78 100 4,35 200 8,7 1.200 52,17 2.300 100 2008 Kim ngạch Tỷ trọng 1.200 40 272 9,1 225,473 7,5 1.300 43,4 2.997,473 100 2009 Kim ngạch Tỷ trọng 1.245,532 39,39 298,5 9,44 263,453 8,33 1.354,7 42,84 3.162,185 100 Nguồn: http://www.gso.gov.vn Tiếp đến là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2008, đạt hơn 263 triệu USD. Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện khá nhiều.
Mặt hàng cá ngừ: bên cạnh các mặt hàng trên, xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, kim ngạch xuất khẩu năm đạt trên 298 triệu USD, với sức tăng trưởng 9,6% so với cùng kỳ năm 2008. Hiện nay, giá xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương đạt khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này, ngành thuỷ sản sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống việc đưa tạp chất vào nguyên liệu tôm; đồng thời, tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Tuy nhiên, để xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này, trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên cho bảo quản và cải tiến chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết
cho việc xây dựng thương hiệu của thủy sản Việt Nam. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, ngành cũng đang tiến hành xúc tiến thương mại tại nhiều thị trường mới.
Ðối với các mặt hàng thủy sản khác, kim ngạch xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái: hàng khô tăng 23,4% về lượng và 7,7% về giá trị kim ngạch. Cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm. hàm lượng công nghệ trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng được tăng lên đáng kể. Các sản phẩm còn sống, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sẵn vả sản phẩm ăn liền ngày càng tăng tỷ trọng trong cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu.
2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, chỉ giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thực hiện cả năm 2008. Trên cơ sở này, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 7,1% so với năm 2009 và đạt khoảng 4,5 tỷ USD. Còn theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ