Chất lượng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 39 - 40)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.2.3. Chất lượng thủy sản xuất khẩu

Theo Bộ thuỷ sản, thị trường Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với thuỷ sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2004 chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng mặt hàng tôm, mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu 500 – 600 triệu USD từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng cao liên tiếp trong nhiều năm qua, thế nhưng chưa bao giờ chất lượng thủy sản lại đáng báo động như hiện nay khi liên tiếp bị nước ngoài cảnh báo. Theo thông tin từ Vụ châu Mÿ – Thái Bình Dương, kể từ đầu tháng 7 năm 2006 tất cả các lô hàng cá mực Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đều bị nước này kiểm tra 50% cho mỗi lô hàng.

Đây là một trong những nội dung tại thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sau khi phát hiện thấy dư lượng chất chloramphenicol 0,0017 ppm, một chất không được phép có trong thực phẩm theo Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này. Dư lượng chất chloramphenicol được phát hiện sau khi tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên trên sản phẩm cá mực của công ty TNHH Trung Vĩnh.

Tiếp sau đó việc phía Nhật Bản vẫn phát hiện nhiều lô tôm từ một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vi phạm an toàn vệ sinh thủy sản đã làm cho

Bộ thuỷ sản Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ hơn các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam. Đầu tiên là các lô hàng tôm của 6 doanh nghiệp gồm Viet Phu Foods and Fish Co., Ltd; Agrex Saigon Exp, Camau Seafood, Amanda Food, Binh Them Co. Ltd, Khanh Hoa Seafish Co., Ltd bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol, AOZ và Semicarbazide khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu Nhật Bản. Sau đó vài ngày, lại có thêm 5 doanh nghiệp nữa bị cảnh báo với lý do tương tự. Trong số này có cả những doanh nghiệp đang nằm trong danh sách được phép xuất khẩu vào Nhật mà không bắt buộc phải kiểm tra hóa chất cấm. Với những vi phạm trên, ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông báo về việc loại bỏ một số doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp nói trên ra khỏi danh sách được phép xuất khẩu vào Nhật mà không bắt buộc phải kiểm tra hóa chất cấm (tổng số doanh nghiệp được xuất khẩu sang Nhật Bản không phải kiểm tra hóa chất kháng sinh cấm hiện nay khoảng 300 doanh nghiệp). Và kể từ ngày 25/10 nước này đã chính thức áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với mặt hàng tôm Việt Nam.

Như vậy sau hàng loạt các vụ việc không đảm bảo vệ sinh an toàn của các sản phẩm Việt Nam, mặt hàng này có nguy cơ bị cấm xuất khẩu sang Nhât. Đây thực sự là một thiệt thòi quá lớn vì Nhật vẫn là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w