So sánh giá quyền chọn giữa mô hình Black – Scholes và mô hình cây nhị phân hai giai đoạn

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ quyền chọn và một số mô hình định giá quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam (Trang 69 - 70)

• Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất giá EURmua

3.2.3 So sánh giá quyền chọn giữa mô hình Black – Scholes và mô hình cây nhị phân hai giai đoạn

cây nhị phân hai giai đoạn

Bảng 3.4: Bảng so sánh giá quyền chọn

Giá MH Black - Scholes MH cây nhị phân haigiai đoạn lệch (lần)Tỷ lệ sai Kỳ hạn 3 tháng Call 1025.57 778.12 1.318 Put 548.03 139.61 3.925 Kỳ hạn 6 tháng Call 816.49 11.29 72.320 Put 1263.44 156.64 8.066

Ta nhận thấy giá quyền chọn khi định giá bằng 2 mô hình là có sự khác nhau tương đối lớn. Kỳ hạn càng dài thì sự sai lệch càng lớn, bởi vì nếu kỳ hạn càng dài thì số lần biến động của giá càng nhiều, vì vậy mô hình cây nhị phân càng thiếu sự đúng đắn. Ngoài ra nguyên nhân của sự sai khác này là do mỗi mô hình có các phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình khác nhau, mô hình Black – Scholes được xây dựng dựa trên lý thuyết Black – Scholes – Merton, còn mô hình cây nhị phân áp dụng lý thuyết dung hòa rủi ro để định giá quyền chọn.

Khi dùng để định giá mỗi mô hình đều có những ưu và khuyết điểm riêng.

• Đối với mô hình cây nhị phân 2 giai đoạn

- Ta giả thiết trong khoảng thời gian xem xét giá đồng Euro chỉ biến động 2 lần nhưng trong thực tế giá có thể biến động nhiều hơn thế. Vì vậy mô hình này chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng quyền chọn có kỳ hạn ngắn, khi đó giá ít thay đổi.

n v

- Theo giả thiết của mô hình cây nhị phân về qui luật diễn biến của giá là có hai khả năng xảy ra: hoặc giá sẽ tăng hoặc giá sẽ giảm. Tuy nhiên còn có trường hợp đó là giá không thay đổi. Vì thế mô hình này vẫn còn thiếu sót cần được khắc phục thêm.

• Đối với mô hình Black – Scholes

- Mô hình Black – Scholes là mô hình được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay để định giá một hợp đồng quyền chọn. Mô hình này là mô hình tổng quát hơn của mô hình cây nhị phân. Ngoài việc định giá quyền chọn, mô hình Black – Scholes còn được dùng để định giá các phái sinh khác như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, …

- Tuy nhiên với những giả thiết của mô hình:

+ Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, không có cơ lợi + Không có chi phí giao dịch, không có thuế

thì trên thực tế là không thể xảy ra.

Nhận xét:

Trên thực tế, việc định giá quyền chọn là hết sức phức tạp và cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Định giá quyền chọn bằng các mô hình khác nhau sẽ thu được các kết quả khác nhau. Để đưa ra giá quyền chọn hợp lý nhất đòi hỏi nhà phân tích vốn kiến thức và kinh nghiệm làm việc chuyên sâu. Tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức chính thức nào phân tích và định giá quyền chọn, điều này là một rào cản cho việc phát triển nghiệp vụ quyền chọn tại nước ta.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ quyền chọn và một số mô hình định giá quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w