Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 56 - 59)

Quan điểm áp dụng : Thuế sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước áp dụng chủ yếu để tăng cường quản lý nhà nước, khuyến khích người dân sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, điều tiết một phần thu nhập của người sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất.

Căn cứ pháp lý để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày 10/7/1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Diện tích tính thuế căn cứ vào tờ khai của hộ, và đồng thời phải căn cứ vào các tài liệu sau để kiểm tra tờ khai của hộ như diện tích tính thuế nông nghiệp năm 1993, kết quả đo đạt gần nhất của cơ quan quản lý ruộng đất quận, huyện.

- Hạng đất được căn cứ vào các yếu tố sau : chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu, điều kiện thuận lợi về tưới tiêu. Hạn đất được quy định ổn định trong vòng 10 năm. Dựa vào khả năng sinh lợi của từng loại đất từ thấp đến cao mà phân thành 05 hạn đất đối với đất trồng cây lâu năm và 06 hạn đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Thuế suất thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính bằng kg thóc trên một đơn vị điện tích canh tác (01 hecta) của từng hạng đất. Số thóc này được quy ra thành tiền để thu thuế, giá thóc để quy ra tiền để thu thuế là giá thị trường của từng địa phương theo vụ mùa thu thuế. Trong thời gian qua thuế sử dụng đất nông nghiệp đóng góp một phần trong nguồn thu ngân sách Thành phố. Tuy nhiên TP.HCM với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp ngày càng giảm, đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của TP.HCM :

Bảng 2.10 : Tình hình sử dụng đất nông nghiệp đến 2010 tại TP.HCM Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 74.814 35,71 63.889 30,49 47.501 22,67 Năm 2010 Năm 2005 Năm 2003 Loại đất

Nguồn : Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 4/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ

Thuế sử dụng đất nông nghiệp đóng góp vào nguồn thu ngân sách Thành phố ngày càng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tỷ trọng thu thuế

sử dụng đất nông nghiệp trên tổng thu ngân sách Thành phố không đáng kể (bảng 2.10). Nguyên nhân là do diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, số tiền thu ngân sách Thành phố từ các loại thuế khác chiếm tỷ trọng cao, và do thực hiện Nghị quyết số 15/2003/QH11 được quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 về việc miễm giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 2010. Tình hình thu thuế nông nghiệp qua các năm :

Bảng 2.11 : Tình hình thu thuế nông nghiệp tại TP.HCM

Chỉ tiêu 2000 2001 2004 2005 2006 1. Thuế nông nghiệp (tỷ đồng) 12,9 10,6 1,9 1,9 1,1 2. Tỷ lệ thuế nông nghiệp trong tổng

thu NS TP.HCM (%) 0,0005 0,0003 0 0 0

Nguồn : Cục thống kê TP.HCM

Với quy định mọi cá nhân được giao đất có sử dụng hay không sử dụng đất đều phải nộp thuế, nên bắt buộc mọi người nắm giữ đất phải tăng cường thâm canh tăng năng suất làm tăng thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đất bắt buộc bắt buộc phải chuyển giao lại cho người khác bằng cách cho thuê đất hay chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp giúp nhà nước quản lý được quỹ đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả, làm gia tăng hàng hóa bất động sản trên thị trường.

Tuy nhiên thuế sử dụng đất nông nghiệp có một số nhược điểm sau : - Những bất hợp lý và không công bằng khi tính thuế suất bằng thóc,

nhưng quy ra bằng tiền để thu thuế : Do trước đây là một nước với nền kinh tế nông nghiệp nói chung và TP.HCM nói riêng, với hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì việc thu thuế theo giá thóc làhợp lý. Ngày nay với trình độ phát triển của nền kinh tế ngày nay, tốc độ CNH-HĐH ngày càng nhanh, quan hệ tiền tệ phát triển mạnh thì thuế tính trên thóc không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó, giá thuế thóc tính thuế không đồng nhất giữa các địa

phương tạo ra sự không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Trong khi đó, giá đất có xu hướng ngày càng tăng dẫn đến việc nông dân không muốn nắm giữ đất để sản xuất nông nghiệp nữa, làn sóng di cư vào vào đô thị tăng nhanh, làm cho thị trường đất đai ở khu vực nông thôn và thành thị điều bị ảnh hưởng. - Bên cạnh đó, việc xác định hạn đất để áp thuế suất thuế sử dụng

đất nông nghiệp cho hợp lý và công bằng, trên thực tế cũng khó thực hiện được điều này. Bởi vì, việc xác định hạng đất thường thiếu khách quan, dể phát sinh những tiêu cực, nảy sinh nhiều trường hợp cùng một diện tích đất nhưng được xếp hạng là đất thấp để đóng thuế nông nghiệp, nhưng khi bị thu hồi lại được xếp hạng đất cao để nhận đền bù cao.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 56 - 59)