* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Việc đầu tư tín dụng của Chi nhánh đạt được kết quả khá nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao. Do nội tại nền kinh tế địa phương sức hấp
thụ, sử dụng vốn hiệu quả còn thấp, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh địa phương, khu vực nông nghiệp nông thôn. Tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn chưa cao, lãi suất cho vay còn cứng nhắc, chưa phù hợp với quan hệ cung
- cầu của thị trường. Sự chủ động tìm kiếm các dự án, phương án đầu tư vốn
có hiệu quả còn hạn chế, cá biệt còn trường hợp chạy theo số lượng quy mô
đầu tư. Công tác thẩm định, kiểm tra trước - trong và sau khi cho vay còn hạn
chế và yếu.
Thứ hai: Trình độ, năng lực của một số cán bộ tín dụng tại ngân hàng
tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Trong
khi một cán bộ tín dụng phải đảm nhận tất cả các khâu của quá trình cho vay.
Đối với những dự án lớn một cán bộ tín dụng phải làm tất cả các việc từ tiếp
xúc với khách hàng, thu thập các thông tin về khách hàng, phân tích, thẩm định dự án đến giám sát và quản lý tiền vay.
Với khối lượng công việc lớn như vậy thì việc sai sót trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa cũng không phát huy được những mặt mạnh của mỗi cán bộ tín dụng. Từ đó dẫn đến việc quyết định cho vay sai đối tượng.
Thứ ba: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
chưa đầy đủ hoặc còn mang tính hình thức, chưa phát hiện kịp thời và có biện
pháp chỉnh sửa những tồn tại trong quá trình cho vay và việc sử dụng vốn vay
của khách hàng.
Bên cạnh đó Ngân hàng Công thương Từ Sơn vẫn chưa có sự đa
dạng hoá trong hình thức cho vay trung và dài hạn. Hiện nay, ngân hàng chỉ
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
cơ bản , việc định kỳ hạn nợ của một số khoản vay chưa phù hợp làm cho thời
gian thu hồi vốn chậm dẫn tới vòng quay vốn tín dụng chậm làm ảnh hưởng
tới chất lượng tín dụng.
B. Nguyên nhân khách quan
- Về trình độ và năng lực, quản lý của doanh nghiệp còn thấp, chưa
thực sự thích nghi và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp thường không có các dự án có hiệu quả kinh tế. Năng lực của
cán bộ yếu kém nên nhiều khi không xây dựng được dự án hiệu quả, không làm được một bộ hồ sơ hợp lý để vay vốn ngân hàng.
Hiệu quả sử dụng vốn của các khách hàng kém, họ làm ăn thua lỗ, hoặc không có hiệu quả kinh tế, do vậy họ không trảđược gốc và lãi đúng hạn
cho Chi nhánh, ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
- Công tác hoạch toán, kế toán trong một số doanh nghiệp còn thiếu
nghiêm túc, các số liệu trong các báo cáo tài chính chưa chính xác và không đáng tin cậy’’lỗ thật lãi giả’’ đã gây khó khăn trong công tác thẩm định của
cán bộ tín dụng ngân hàng.
- Hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu nhiều điểm chưa phù hợp với
diễn biến thị trường chậm được chỉnh sửa. Các qui chế vừa thiếu vừa chưa
chủ đồng bộ dẫn đến trường hợp hiểu không đúng và không đồng nhất, mỗi nơi vận dụng mỗi khác.
-Về cơ chế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay vẫn còn qua nhiều vướng
mắc khi thi hành. Với tài sản do ngân hàng phát mại thì thủ tục chuyển quyền
sở hữu cho người mua mất nhiều thời gian nên xử lý còn chậm. Với các tài sản là. bất động sản phải qua trung tâm đấu giá mất rất nhiều thời gian và chi phí.
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài
hạn tại Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn
Qua thực tế phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn
tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn trong thời gian qua cho thấy ngân hàng
đã có những cố gắng, thực hiện các biện pháp đề nâng cao chất lượng tín
dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động không tránh khỏi
những tồn tại chủ quan của ngân hàng, những điều kiện khách quan đem lại.
Vì vậy, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu trong chiến lược phát triển
của mình là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn, cần phải
có những định hướng, giải pháp cụ thể để tạo ra môi trường hoạt động thuận
lợi đem lại hiệu quả thiết thực.