Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn doc (Trang 29 - 31)

Có nhiều nhân tố từ phía Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Chúng ta có thể xem xét một số nhân tố sau:

Một là, chính sách tín dụng của Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng đều xây dựng một chính sách tín dụng riêng. Đây được coi là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng. Nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng của Ngân hàng qui định đối

tượng tín dụng, giới hạn cũng như thời hạn tín dụngđối với từng dự án. Chính sách tín dụng của Ngân hàng còn là mức độ chuyển hoán kì hạn của nguồn. Ví dụ như chính sách tín dụng của ngân hàng tập trung vào đối tượng cho vay

là các DNNN, đối tượng có mức độ rủi ro thấp, các khoản tín dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng tín dụng

Hai là, quy trình tín dụng. Mỗi ngân hàng đều có một qui trình tín dụng riêng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Qui trình tín dụng bao gồm

một số bước mà mỗi cán bộ tín dụng cần phải thực hiện nghiêm túc. Quan trọng nhất trong qui trình tín dụng là phân tích tín dụng, thẩm định hiệu quả

kinh tế của dự án. Nếu như cán bộ tín dụng thực hiện đúng qui trình tín dụng, phân tích các dự án một cách hợp lý chính xác thì Ngân hàng sẽ phân loại được các dự án, các khoản tín dụng có hiệu quả, có chất lượng và từđó họ sẽ

có thể nâng cao chất lượng tín dụng cho các khoản tín dụng. Còn ngược lại, cán bộ tín dụng không thục hiện đúng qui trình tín dụng, thẩm định dự án không chính xác thì Ngân hàng không loại được các dự án, các khoản tín dụng không có hiệu quả kinh tế. Và nếu Ngân hàng đầu tư các dự án, các khoản tín dụngđó thì có nhiều khả năng Ngân hàng sẽ mất vốn, chất lượng tín dụng chung của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.

Ba là, công tác kiểm tra giám sát tín dụng. Sau khi giải ngân cho khách hàng các Ngân hàng cần kiểm tra, giám sát tín dụng một cách chặt chẽ đểđảm bảo rằng khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay, không vi phạm

pháp luật. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hay vi phạm pháp luật thì khả năng mất vốn là rất lớn, Ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn và lãi đúng hạn và ảnh hưởngđến chất lượng khoản vay.

Bốn là là, hệ thống thông tin tín dụng. Số lượng, chất lượng của thông

tin quyết định đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, đánh giá khách hàng... giúp cán bộ tín dụng đánh giá, quyết định cho vay đúng đắn sáng suốt hơn. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ có

tác dụng tăng khả năng phòng ngừa rủi tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Năm là, phẩm chất và trình độ cán bộ. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc

đảm bảo chất lượng tín dụng. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kìp thời có hiệu quả thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng

của môi trường kinh doanh, từ đó tác động đến sự thay đổi của hoạt động tín

dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi chuyên môn (có khả năng phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xin vay, đánh giá

tài sản bảo đảm, giám sát quản lý cho vay...) sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể sẩy ra trong hoạt động tín dụng. Từđó

Ngân hàng có thể phân loại được các dự án cũng như các khoản tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Còn nếu như trình độ cán bộ tín dụng

yếu kém họ không thẩm định chính xác các dự án, không đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của các khoản tín dụng. Khi đó chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh

hưởng bởi các dự án, tín dụng này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn doc (Trang 29 - 31)