Ảnh hởng của đạo đức Nho giáo đối với giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức nho giáo trong đời sống đạo đức của xã hội việt nam hiện nay (Trang 39 - 42)

tích cực, hạn chế ảnh hởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo

2.1.3.ảnh hởng của đạo đức Nho giáo đối với giáo dục

Nho giáo cũng chỉ ra cách thức học tập đạt hiệu quả cao nhất. Theo Khổng Tử “đức trớc văn sau” - nghĩa là ngời đi học hãy học đức trớc rồi hãy học văn. Dẫu văn có cao siêu đến đâu mà không có đức làm nền tảng thì ngời đó cũng chỉ là một phế nhân, bị tàn tật, què quặt, bị bóp méo về nhân cách.

Để xây dựng t cách ngời thầy, Nho giáo hết sức chú trọng tới việc học tập. Mục đích của học tập là tu dỡng phẩm hạnh, có những hiểu biết để xây dựng lẽ sống của ngời quân tử: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Để đào tạo nên những ngời quân tử nh vậy bản thân các nhà Nho phải là những tấm gơng sáng trong việc học tập và tu dỡng bản thân, tu dỡng phẩm hạnh theo “ngũ thờng”: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nhân là yêu thơng con ngời nói chung. Khổng Tử chủ trơng thu nhận học trò từ mọi tầng lớp, không phân biệt đẳng cấp. Hơn nữa, ông còn có tinh thần bình dân, không phân biệt giai cấp “hữu giáo vô loại”- (quân tử giáo hoá ngời chẳng phân biệt ngời thiện kẻ ác). Dẫu ngời ác nhng bớc đến cửa đạo của ngời quân tử là có bụng thiện rồi. Cho nên, quân tử phải tuỳ phơng tiện mà giáo hoá, mà mở thông cái tính lành sẵn có nơi mọi ngời. Vậy quân tử chẳng chọn ngời thiện kẻ lành mà bỏ ngời ác, kẻ chậm. Từ quan điểm đó, Khổng Tử đã tiến hành mở trờng t “học tại nhà” đả phá “học tại quan phủ”, mở đầu cho thời kì “bách gia ch tử” ở Trung Quốc cổ đại.

Lễ đóng vai trò quan trọng trong đời sống, là toàn bộ những qui tắc ứng xử lớn nhỏ mà đạo đức Nho giáo bắt buộc mọi ngời nhất nhất phải tuân theo. Khổng Tử đã rất sâu sắc khi nhận thức đợc rằng cái vẻ bên ngoài có thể củng cố đợc t tởng bên trong, và chỉ có sự rèn luyện hàng ngày mới xây dựng con ngời một cách bền vững. Với ý thức ấy, ông đòi hỏi từ vua chúa đến thờng dân đều phải rèn luyện và nghiêm khắc với bản thân từ những sinh hoạt nhỏ nhất. Ngời

thầy phải rèn luyện tác phong nhà giáo, từ ăn mặc đến cử chỉ, lời nói trong cuộc sống hàng ngày.

Nghĩa là cái để thực hiện chữ nhân, xuất phát từ tình yêu thơng học trò mà ngời thầy phải nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Lúc sinh thời Khổng Tử thờng nói với các môn đệ của mình một cách tự hào là: ta học không biết chán, dạy ngời không biết mỏi. Đồng thời ông khuyên học trò phải học cho rộng, suy nghĩ cho sâu sắc, chín chắn, đồng thời phải tích cực thực hành những điều đã học. Vì lẽ đó cách dạy của Khổng Tử là lấy bản thân mình ra để “dĩ thân vi giáo”, nghĩa là muốn dạy ngời khác điều gì thì mình phải làm điều đó trớc, muốn trách ngời khác điều gì thì trớc hết mình không đ- ợc mắc những lỗi đó.

Trí đợc hiểu là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, đánh giá con ngời và tình huống, qua đó có cách ứng xử cho phải đạo, muốn vậy phải học. Mọi trí thức đều bắt nguồn từ việc học, “Nhân bất học bất tri lý”, muốn biết phải học. Khổng Tử còn khẳng định: hiếu nhân bất hiếu học, kì tế giã ngu kể cả ng… ời muốn làm điều nhân đức nhng không học hỏi thì sẽ bị điều ngu dốt che lấp đi.

Trong quá trình giảng dạy, ông chủ trơng “nói một biết mời” nhằm kích thích tính tự giác, tìm tòi suy nghĩ của học trò, làm cho học trò cảm thấy nôn nóng với những điều cha biết, hay nói cách khác ở đây ông đã chỉ ra phơng pháp giáo dục gợi mở. Và cũng căn cứ trên nền tảng, t cách và t chất của từng ngời mà ông có phơng pháp dạy học riêng với những môn học cụ thể. Đó là điều rất đáng phát huy để học trò mau tiến bộ và trở thành những nhân tài giúp ích cho đất nớc. Cũng từ vấn đề này mà các nớc phơng Đông có truyền thống “tôn s trọng đạo”.

Nho giáo yêu cầu ngời thầy muốn học trò học tập nghiêm khắc thì trớc hết phải nghiêm khắc với bản thân mình, muốn truyền thụ tri thức cho học trò thì trớc hết ngời thầy phải có tri thức uyên thâm, mà muốn đợc vậy thì ngời thầy cũng phải ham học. Khổng Tử cho rằng nếu có kẻ muốn học mà mình không

dạy thì đã phí cả một đời ngời, còn nếu kẻ không muốn học mà mình lại dạy thì là phí lời. Đối với trò, ông yêu cầu họ cố gắng phải vơn lên, chỉ lo sợ không theo kịp ngời mà thôi, học phải có phơng pháp, phải có suy nghĩ, học phải thờng xuyên, rèn luyện ở sách vở, bạn bè, đờng đời. Trong học tập nên tránh vô ý (không suy nghĩ lung tung), vô tất (không định kiến), vô cố (không cố chấp mà luôn tìm thấy, khuyến khích tính tốt ở ngời khác), vô ngã (không chủ quan trong học tập) v.v…

Đức tín là đức thứ năm, là sự củng cố lòng tin giữa ngời và ngời, nếu không có đức tín thì bốn đức kia cũng giảm đi tầm quan trọng.

Trong t tởng Nho giáo đã khẳng định, học để biết, nhng thế nào là biết: biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết. đừng lo ngời khác không biết gì về mình mà phải luôn nghĩ rằng mình biết gì về ngời khác. Kho tri thức nhân loại là vô tận, tri thức của ngời học trò là cái có hạn trong cái vô tận. Tôn trọng thầy học phải kính yêu thầy, coi thầy nh cha mẹ mình, tôn trọng những tri thức thầy đã truyền thụ…

Trong lịch sử dân tộc ta, tinh thần ấy đã góp phần tạo nên những nhân tài, tuấn kiệt có khí tiết, biết trọng nghĩa. Có nhiều tấm gơng hiếu học đã đợc sử sách ghi nhận nh gần 3000 danh nhân kiệt tớng từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn, hầu hết trong số đó đều là những tấm gơng sáng chói về ý chí quyết tâm học tập thành tài để có cơ hội phò giúp vua cứu nớc. Cũng không ít ngời là những nhà giáo, sống cuộc đời thanh bạch hết lòng vì sự nghiệp trồng ngời. Truyền thống “tôn s trọng đạo” là một nội dung trong học thuyết Nho giáo, nhng khi vào Việt Nam nó đã trở thành một đạo lí của ngời Việt: “Không thầy đố mày làm nên”.

Trớc đây, trong xã hội phong kiến, nhiều ngời quan niệm học là để làm quan, có cuộc sống an nhàn, sung sớng, tạo ra tâm lí chạy theo bổng lộc, danh vọng. Từ đó nảy sinh thái độ coi nhẹ lao động chân tay, coi việc cày cuốc là của

những kẻ tiểu nhân, chỉ có kẻ sĩ, ngời quân tử mới là ngời thanh cao, học, đọc sách và dạy ngời.

Ngày nay phần lớn lớp trẻ quan niệm học là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình, học để nâng cao hiểu biết, để cống hiến và hởng thụ chính đáng, học để tự khẳng định mình, có thái độ nghiêm túc trong việc chọn nghề… Nhng bên cạnh đó cũng có không ít ngời mải chạy theo bằng cấp, tính toán với lối sống thực dụng, dẫn đến sự xuống cấp trong môi trờng s phạm.

Tinh thần học không biết chán, dạy không biết mỏi hơn bao giờ hết đang là truyền thống tốt đẹp cần tiếp tục khơi dậy và phát huy trên toàn xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

Ngày nay, nhìn chung quan hệ thầy trò của chúng ta không còn là quan hệ một chiều nữa, mà thay vào đó là thái độ tôn trọng, cùng trao đổi và biết lắng nghe, giúp cho học sinh có điều kiện phát huy hết tài năng và sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội chúng ta đang phải chứng kiến những điều không đáng thấy: đó là những ngời thầy bị mặt trái của thị trờng tác động đến nhân phẩm, những đứa con bất hiếu với cha mẹ, là sự thờ ơ trớc nỗi đau th- ơng của đồng loại, những quan điểm qúa hiện đại nh coi thờng chữ tiết hạnh mà ngàn đời chúng ta gìn giữ, sự vô lễ của học trò đối với thầy cô giáo, v.v..

Thực trạng này cũng đã đợc Đảng ta khẳng định tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ơng khoá X nh sau: Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo làm cho xã hội lo lắng nh sự suy thoái đạo lí trong quan hệ thầy – trò, bè bạn, môi trờng s phạm xuống cấp, lối sống thiếu lí tởng, hoài bão, ăn chơi nghiện ma tuý ở một bộ phận học sinh, sinh viên, việc coi nhẹ… giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, v.v…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức nho giáo trong đời sống đạo đức của xã hội việt nam hiện nay (Trang 39 - 42)