Giải pháp để tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá potx (Trang 86 - 123)

trong quá trình đô thị hoá

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế tạo việc làm

Như đã phân tích ở trên, để tạo việc làm cho người lao động nói chung và người lao động ngoại thành nói riêng, cần phải đề cập đến mối quan hệ giữa 3 bên: Người lao động - Nhà nước – Người sử dụng lao động. Chỉ khi nào, mối quan hệ này có sự liên kết chặt chẽ với nhau thì khi đó việc làm mới được tạo ra. Vì vậy trong thời gian tới, để tạo việc làm cho người lao động cần thiết phải có sự chuẩn bị ở cả 3 phía:

- Về phía người lao động: với tư cách là cung về lao động trên thị trường

lao động. Để có thể đáp ứng được cầu, hay có được việc làm thì trước tiên họ phải được chuẩn bị về tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, có tác phong công nghiệp, phải có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của công việc. Muốn có

được những sự chuẩn bị trên họ phải được đào tạo nghề, có hiểu biết về pháp luật lao động về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Đặc biệt, đối với người lao động ngoại thành thì tất cả những sự chuẩn bị trên đều thiếu

Vì vậy, để có được chỗ làm phù hợp, người lao động ngoại thành cần phải: + ý thức được nếu có việc làm sẽ đảm bảo tốt cho cuộc sống của chính mình và gia đình, để chủ động tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho mình và những người khác, không nên chỉ dựa dẫm, chờ đợi vào sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

+ Phải nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề việc làm từ đó tham gia tích cực vào hoạt động của thị trường lao động.

+ Có sự giúp đỡ của Nhà nước thông qua hệ thống các trường đào tạo nghề, thông qua sự tư vấn định hướng nghề nghiệp của các trung tâm dịch vụ việc làm và sự ưu đãi tài chính. Từ những kiến thức nghề đã được đào tạo mà người lao động có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm cho mình.

+ Đặc biệt, đối với lao động nông nghiêp bị mất việc làm do tác động của quá trình đô thị hoá thì họ cần thiết phải được trợ cấp một khoản kinh phí nhất định để có thể học nghề, chuyển sang ngành khác hoặc được sự đảm bảo của Nhà nước hoặc doanh nghiệp về một công việc sau khi đã được đào tạo nghề.

- Về phía Nhà nước (mà ở đây là Thành phố), với tư cách là người tạo ra

môi trường pháp lý, kinh doanh và hoạt động cho người lao động và doanh nghiệp cho nên để tạo được nhiều việc làm cho người lao động ngoại thành, Thành phố có trách nhiệm:

+ Tạo môi trường pháp lý, kinh doanh thông thoáng để bên cung và bên cầu về lao động có thể gặp nhau một cách dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm minh và bình đẳng của pháp luật cho cả bên mua và bên bán. Muốn vậy, Thành phố phải tuyên truyền, giáo dục về Luật lao động cho cả người lao động và người sử dụng lao động đều biết, tránh xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Hoàn thiện hơn nữa thị trường lao động.

Để tạo thêm việc làm, Thành phố còn phải đứng ra tổ chức các hội chợ việc làm, qua đó thu hút, tập trung được những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động và những người có nhu cầu tìm việc, đặc biệt là lao động ở khu vực ngoại thành. Tạo lập hệ thống thông tin thị trường lao động, nhờ đó mà cung - cầu lao động có thể gặp nhau một cách dễ dàng.

+ Tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế được tham gia đào tạo nghề, đa dạng hoá hoạt động dạy nghề theo hướng đào tạo theo yêu cầu của thị trường, tạo mối liên kết giữa hoạt động đào tạo nghề với các doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ.

+ Phát triển những trung tâm dạy nghề, TTDVVL để đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi trên cơ sở trích lại một phần kinh phí từ tiền đền bù chuyển đổi mục đích sử dụng đất và một phần tiền trợ giúp của doanh nghiệp để hình thành quỹ đào tạo nghề cho họ. Tránh tình trạng sử dụng sai mục đích tiền đền bù của người lao động ở đây trong thời gian qua. Hoặc Thành phố có thể trả một phần kinh phí cho những doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo tay nghề cho người lao động ngoại thành sau đó tiếp nhận họ vào làm tại doanh nghiệp.

+ Huy động nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề của thành phố cả về số lượng, chất lượng, trang thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người lao động muốn đào tạo nghề. Như vậy, Thành phố đã tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận với hệ thống đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Từ đó, sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

+ Có những chính sách khuyến khích, ưu đãi về tài chính, mặt bằng... cho những doanh nghiệp đầu tư vào khu vực ngoại thành và có sử dụng nhiều lao động tại chỗ.

- Về phía doanh nghiệp: Đây là đại diện cho cầu về lao động. Nếu chỉ có

cung mà không có cầu thì việc làm không thể được tạo ra. Do đó, muốn có được lao động vào làm việc cho mình, doanh nghiệp cần công bố thông tin về số lượng lao động cần tuyển dụng, chất lượng lao động, mức thù lao thì sẽ thu hút được

lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, để tham gia tạo việc làm doanh nghiệp cần tiến hành:

+ Chuẩn bị một cách đầy đủ những yếu tố cần thiết của qúa trình lao động ngoài sức lao động, đó là vốn, kỹ thuật- công nghệ... có như vậy khi mua được sức lao động trên thị trường và đưa vào quá trình sản xuất thì việc làm sẽ được tạo ra.

+ Xây dựng chế độ trả lương hợp lý cho người lao động để duy trì việc làm và hình thành việc làm mới có chất lượng.

+ Có kế hoạch sử dụng lao động một cách hợp lý, tránh tính trạng lãng phí lao động hoặc sa thải hàng loạt người lao động đang làm việc. Từ đó có thể nảy sinh những vấn đề xã hội mà Thành phố sẽ rất khó giải quyết.

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo tiền đề để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp

Hà Nội với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, là một trong ba góc của tam giác kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh. Do đó, nếu Hà Nội phát triển thì sẽ tạo động lực thúc đẩy các địa phương phụ cận cùng phát triển nhanh Tuy nhiên, với sự phát triển của mình nó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh ở đây. Từ đó làm cho tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra ngày một nhanh hơn, nhất là khu vực ngoại thành, vì thế vấn đề việc làm cho người lao động ở đây sẽ trở lên gay gắt hơn lúc nào hết.

Trong thời gian qua, mặc dù cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi nhanh theo hướng hiện đại nhưng cơ cấu lao động của thủ đô vẫn còn chuyển dịch chậm. Chính vì thế, trong những năm tới Thành phố sẽ phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để kéo theo sự dịch chuyển của cơ cấu lao động. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giai đoạn 2006- 2010 là: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản là 65%; Thương mại - dịch vụ:

25% và Nông nghiệp 10% (Trồng trọt: 45%; Chăn nuôi- Thuỷ sản:50% và Dịch vụ nông nghiệp: 5%). [43, tr.10]. Muốn vậy phải:

+ Tăng vốn cho đầu tư phát triển sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

+ Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp… giảm ngành trồng trọt.

+ Tăng cường vai trò hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp công nghiệp phát triển mạnh ở đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển dịch vụ, thương mại.

3.3.3. Phát triển ngành nghề phù hợp với khu vực ngoại thành

* Ngành sử dụng nhiều lao động để tạo thêm nhiều chỗ làm mới

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, giải pháp này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của những nước trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Đặc biệt, là những quốc gia đang phát triển với một cơ cấu kinh tế và lao động lạc hậu như Việt Nam. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… trong những năm đầu của quá trình phát triển cũng đưa ra chính sách phát triển kinh tế theo chiều hướng đề cao sự ổn định vễ xã hội trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia thành công trong việc kết hợp hài hoà giữa chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu và dịch vụ. Những năm đầu của quá trình CNH,HĐH Hàn Quốc chú trọng vào phát triển những ngành nghề có hàm lượng lao động cao để thu hút lao động nông thôn vào đây. Sau đó, thông qua các quá trình phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo thì lao động nông thôn dần dần được đào tạo ở những ngành như công nghiệp luyện kim, hóa chất, đóng tàu.. Chính điều này, đã từng bước tạo việc làm cho người lao động đáp ứng nhu cầu cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ

đó, lao động nông nghiệp đã giảm từ 74,1% năm 1950 xuống còn 38,6% năm 1980 và không xảy ra những vấn đề xã hội lớn.

Đối với ngoại thành Hà Nội, từ yêu cầu phải nhiều tạo việc làm mới cho lao động chuyển đổi do tác động của quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, do ở đây số lượng lao động lớn, đa phần lại là lao động giản đơn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động dư thừa và tạo thêm việc làm đòi hỏi:

+ Bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao: điện tử, viễn thông... thì cũng phải phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình: chế biến đồ gỗ, chế biến thuỷ sản... cần phải phát triển, mở rộng những ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày, các ngành dịch vụ - thương mại…

+ Đẩy mạnh sự phát triển những ngành, nghề thủ công truyền thống: gốm sứ, dệt, đúc đồng.. để thu hút thêm nhiều lao động, tạo thêm việc làm.

* Phát triển ngành nghề mới để giải quyết việc làm tại chỗ

Đây là một yêu cầu mới trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh tế khi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Làm cho số lao động dôi dư tăng lên do sự chuyển đổi cơ cấu này. Hướng tốt nhất là làm sao tạo việc làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phương châm “Ly nông bất ly hương”để tránh sức ép cho khu vực thành thị.

Yêu cầu này đòi hỏi các cấp chính quyền của Thành phố, cũng như bản thân người lao động phải tìm những hướng phát triển ngành nghề nào để người lao động ở khu vực ngoại thành yên tâm sản xuất kinh doanh và không di chuyển vào khu vực nội thành. Các hướng như phát triển các hoạt động dịch vụ gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp là: cung cấp cây, con giống; cung cấp phân bón; cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hình thành và phát triển một số làng nghề mới để cung cấp một số sản phẩm dịch vụ, phục vụ cuộc sống cho người dân hay khôi phục và phát triển mạnh mẽ những làng nghề thủ

công truyền thống trên cơ sở có áp dụng khoa học, kỹ thuật trong một số công đoạn để nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt…

Trong lĩnh vực nông nghiệp phải dựa vào lợi thế của từng địa phương để phát triển những loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp theo hướng gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở những số liệu tính toán, thành phố phải đưa ra một quy hoạch cụ thể về diện tích đất nông nghiệp ổn định để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Với quy hoạch này thì sẽ đảm bảo đưa diện tích trồng rau từ 8.000 ha (năm 2005) lên 12.000 ha (năm 2010) với quy mô tập trung ở các hyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích trồng hoa, cây cảnh ổn định đạt 3.000 ha ở Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm và Tây Hồ, gắn với việc hình thành một trung tâm buôn bán hoa ở phía Bắc Hà Nội (Huyện Từ Liêm) [43, tr.6]. Mở rộng diện tích cây ăn quả (cả tập trung và phân tán) nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái Thủ đô. Chú trọng sản xuất các loại giống rau, hoa, cây ăn qủa, cây cảnh chất lượng cao cung cấp cho Thành phố và các tỉnh trong vùng.

Phát triển chăn nuôi lợn nạc, bò thịt chất lượng cao và gia cầm an toàn dịch bệnh. Sớm chấm dứt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các quận nội thành. Phát triển mạnh các hình thực trang trại tổng hợp và chuyên ngành; phấn đến năm 2010, các huyện ngoại thành chủ yếu chỉ còn hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, xa khu dân cư, được đầu tư hạ tầng và kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hiện đại. Khuyến khích đầu tư kết hợp chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2010 tập trung ở Thanh Trì và các xã vùng trũng của huyện Sóc Sơn. Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với phát triển du lịch sinh thái. Phát triển lâm nghiệp cùng với du lịch sinh thái tại vùng Sóc Sơn theo nhiều mô hình như: mô hình vườn quả du lịch; mô hình nuôi thả cả- cây ăn quả - dịch vụ câu cá giải trí; mô hình cây ăn quả - cây lâu

năm- nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp kết hợp chăn thả sinh thái ở vùng đồi núi...

* Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT), chú trọng công nghiệp chế biến để tạo việc làm

Trong lĩnh vực công nghiệp, với đặc thù của khu vực ngoại thành thì giải pháp phải đề cập đến một nội dung quan trọng đó là phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT), trong đó trú trọng phát triển công nghiệp chế biến để giải quyết việc làm cũng như tạo ra những chỗ làm mới, gắn với nền sản xuất nông nghiệp và đặc biệt gắn với lực lượng lao động chưa qua đào tạo về trình độ tay nghề, lao động giản đơn ở khu vực ngoại thành, khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây còn là một giải pháp để giảm sức ép di dân từ nông thôn, ngoại thành vào khu vực thành thị, là giải pháp phù hợp cho điều kiện của những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

CNNT thường gồm nhiều hoạt động với những hình thức chủ yếu sau:Sản xuất công nghiệp; Chế biến nông sản; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Thương mại và dịch vụ

Các hoạt động công nghiệp trên có thể trong khuôn khổ hộ gia đình hoặc là các doanh nghiệp có địa bàn tại khu vực nông thôn, ngoại thành. Với việc phát triển công nghiệp nông thôn là một trong nhiều chính sách để phát triển các hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá potx (Trang 86 - 123)