Tác động của quá trình đô thị hoá và sự cần thiết phải tạo việc làm cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá potx (Trang 29 - 41)

cho người lao động trong quá trình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội

Khi đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nó sẽ kéo theo quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Khi đó người lao động đang sinh sống và làm việc ở khu vực ngoại thành sẽ tìm cách di chuyển vào khu vực thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập và tiếp cận với đời sống hiện đại. Điều này sẽ trở thành sức ép đối với khu vực thành thị, gây ra sự bất ổn về kinh tế - xã hội của khu vực ngoại thành. Để giải quyết được tận gốc vấn đề này, phải tìm mọi cách tạo việc làm cho người lao động tại khu vực ngoại thành bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá.

1.2.1. Mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động do quá trình đô thị hoá và hệ quả của nó về các mặt kinh tế - xã hội của ngoại thành

* Mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động trong quá trình đô thị hoá ngoại thành:

ở nước ta, mức cung lao động luôn luôn lớn hơn so với mức cầu về lao động. Theo số liệu điều tra năm 2004, lực lượng lao động ở nước ta khoảng 43,242 triệu người, tăng 22,9% so với năm 1996. Trong giai đoạn 2000 - 2004, bình quân mỗi năm lực lượng lao động cả nước tăng thêm 1,02 triệu người (tăng 2,5%/năm). Mức

tăng lao động khá cao tạo nên sức ép trên thị trường lao động đối với cầu lao động, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của năm 2004 là 5,6 %. Trong khi đó, lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Năm 2004, lực lượng lao động nông thôn có 32,7 triệu người, chiếm tỷ lệ 75,58% lực lượng lao động cả nước. Năm 2005, lực lượng lao động cả nước là 44,385 triệu người, tăng so với năm 2004 là 2,64%. Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động có giảm nhưng vẫn chiếm 5,3%. Tuy tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn có giảm so với năm 2004 là 0,54%, nhưng tỷ lệ vẫn cao chiếm 75,06% tương đương với 33,318 triệu người. [ 2, tr.5, 12 ]

Khi quá trình đô thị hoá ngoại thành diễn ra sẽ dẫn đến các hiện tượng sau đây khiến cho cung - cầu về lao động càng mất cân đối:

Một là, do tác động của quá trình đô thị hoá quá trình phân công lại lao động

diễn ra mạnh mẽ, làm cho một bộ phận rất lớn lao động sống dựa vào nông nghiệp bị ảnh hưởng do bị mất tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Do đó, tạo ra sức ép là phải giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư này. Từ đây, nó gây ra sự mất cân đối về cung - cầu lao động trên thị trường lao động. Mặc dù cầu có tăng nhưng tỷ lệ tăng của nó vẫn không tương ứng với mức tăng của cung. Chính mâu thuẫn này, làm cho vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn.

Hai là, quá trình CNH,HĐH sẽ kéo theo xu thế đô thị hoá nhanh chóng các

khu vực trước đây thuộc nông thôn, sẽ ảnh hưởng đến những ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Do tình trạng di dân từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị để tìm kiếm việc làm, khi đó ở một mặt nào đó nó sẽ làm cho cung về lao động ở khu vực nông thôn cũng bị thiếu hụt (chủ yếu là là cung về lao động giản đơn làm việc trong các làng nghề thủ công) trong khi cung về lao động ở khu vực thành thị lại bị dư thừa (chủ yếu là lao động giản đơn, lao động chưa qua đào tạo).

Ba là, tình trạng dư thừa lao động giản đơn rất trầm trọng. Dù chiếm một số

lượng đông đảo trong lực lượng lao động xã hội, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam phần nhiều là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo còn lao động qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn cao chỉ chiếm một con số rất nhỏ. Năm 2004, trong tổng cơ cấu lực lượng lao động cả nước thì khu vực thành thị

có số lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 46,05%. Còn ở nông thôn, con số này chỉ là 14,99%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm 85,01%. Vì thế, giải quyết việc làm cho số lao động này càng trở lên khó khăn [6, tr.28].

Bốn là, do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại vào

quá trình sản xuất trong quá trình CNH,HĐH thì cầu về lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động qua đào tạo luôn gia tăng nhưng cung về lao động có chất lượng, nhất là ở khu vực nông thôn lại không đáp ứng được cũng như không đủ mặc dù có nhiều tiến bộ. Theo số liệu năm 2004, lực lượng lao động được đào tạo ở khu vực nông thôn mới chỉ là 14,99 %. Điều đó đang trở ngại cho việc phát triển một số ngành nghề mới trong khu vực nông thôn, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, ngoại thành.

Năm là, thông tin trên thị trường lao động còn chưa chính xác, đầy đủ và kịp

thời nên cung và cầu trên thị trường lao động không gặp được nhau, người có nhu cầu tìm việc và người có nhu cầu sử dụng sức lao động vẫn chưa gặp nhau. Đây là một nội dung cần được chú trọng phát triển, vì phải có thông tin thì người muốn được tuyển dụng, người lao động - bên cung và người chủ thuê lao động, doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động - bên cầu mới có thể gặp nhau. Khi đó, mới hình thành việc làm và góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Từ tất cả những điều trên, làm cho mâu thuẫn giữa cung - cầu về lao động trong quá trình đô thị hoá trở nên gay gắt hơn bao giờ hết và gây ra những hệ quả xấu về kinh tế - xã hội đối với khu vực ngoại thành.

* Hệ quả của mâu thuẫn giữa cung - cầu về lao động trong quá trình đô thị hoá ngoại thành:

Thứ nhất, gây lãng phí nguồn lực lao động. Trong khi tỷ lệ lao động ở khu vực

thành thị cũng đang thất nghiệp cao chưa giải quyết được thì lại phải giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo từ khu vực ngoại thành di chuyển vào. Thành thị trở thành nơi tập trung lao động quá đông dẫn đến lãng phí nguồn lực lao động “ nguồn lực của mọi nguồn lực”.

Thứ hai, gây ra mâu thuẫn về lợi ích mà đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Điều này được thể hiện, trong khi mức sống và điều kiện đảm bảo cho cuộc sống như giao thông, dịch vụ … của lao động ở khu vực thành thị luôn được đáp ứng thì thu nhập và những điều kiện này của người lao động khu vực ngoại thành, nông thôn lại rất thiếu thốn. Do đó, tiềm ẩn nguy cơ có thể nảy sinh những xung đột về lợi ích kinh tế nếu không sớm được giải quyết.

Thứ ba, nảy sinh những vấn đề xã hội nhức nhối do nạn thất nghiệp tăng cao.

Những người trước đây lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, do tác động của quá trình đô thị hoá, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên bị mất việc làm cũng như thiếu việc làm, buộc phải chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhưng không đáp ứng được yêu cầu. Do đó, họ không có việc làm và thời gian nhàn rỗi nhiều lại không có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình nên dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc… làm ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững của thủ đô nói chung và khu vực ngoại thành nói riêng.

Thứ tư, tình trạng không có việc làm tăng cao, người dân gặp nhiều khó khăn

trong đời sống sẽ dẫn đến lòng tin vào chính quyền bị giảm sút, rất dễ xảy ra tình trạng không ổn định trong xã hội. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là ở lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.

1.2.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm và những nhân tố tác động đến quá trình tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội

1.2.2.1. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội

Thấy được tầm quan trọng của việc tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, nên trong thời gian qua ở nhiều tỉnh và thành phố đã có nhiều hoạt động nhằm tạo việc làm để giải quyết lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều hình thức khác nhau như: tạo việc làm mới từ kinh tế trang trại; từ

việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn; tạo việc làm mới từ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn cũng như tạo việc làm mới từ các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành đối với vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, ngoại thành.

Thủ đô Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng ta nhận thức, giải quyết việc làm là vô cùng quan trọng, nó có tác động to lớn đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động ở khu vực ngoại thành nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng là vô cùng cần thiết. Vì:

- Con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội. Chúng ta luôn khẳng định mục tiêu phát triển con người, làm cho người lao động có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và được chăm sóc một cánh đầy đủ về đời sống vật chất, tinh thần là mục tiêu cao nhất, có ý nghĩa nhất. Muốn đạt được điều này một trong những nhiệm vụ ưu tiên quan trọng hàng đầu đó là phải làm cho người lao động có việc làm.

- Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và với thủ đô Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy sự ổn định, phát triển của khu vực này sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Do đó đặt trong mục tiêu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước của cả nước nói chung và của thủ đô nói riêng đều đặt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trước mắt đó là đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Nông nghiệp, nông thôn là khu vực quan trọng của Thành phố. Nó chính là vùng đệm cho sự mở rộng của Thành phố sau này, là nơi cung cấp lao động, cung cấp những sản phẩm cần thiết cho công nghiệp chế biến cũng như cho cuộc sống của người dân ở khu vực thành thị, là thị trường tiêu thụ những sản phẩm của các ngành công nghiệp, dịch vụ từ khu vực nội thành. Do đó, tạo ra sự ổn định ở khu vực này sẽ góp phần tạo ra sự ổn định cho cả thành phố.

- Đối với những người lao động ở ngoại thành chỉ có tạo việc làm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân họ và gia đình tại chỗ thì mới đảm bảo được sự ổn định,

đồng thời giảm bớt được tình trạng người dân ở khu vực này di chuyển vào trong nội thành gây ra sức ép trên nhiều mặt.

1.2.2.2. Những nhân tố tác động đến quá trình tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội

* Nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Nhân tố này, được thể hiện trên một số nội dung: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…

Để quá trình sản xuất có thể diễn ra được đòi hỏi phải có những yếu tố cơ bản của quá trình lao động: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Đối tượng lao động của ngành nông nghiệp là điều kiện tự nhiên, bao gồm đất đai và những tài nguyên thiên nhiên khác. Nếu nơi nào tài nguyên thiên nhiên càng phong phú và đa dạng, thì càng dễ dàng cho người lao động có những cơ sở, điều kiện tự tạo việc làm cho mình. Ngược lại, nếu nơi nào tài nguyên thiên nhiên ít và kém đa dạng, thì sẽ rất khó khăn cho người lao động tìm việc làm cũng như tự tạo việc làm cho mình.( ở những vùng có nhiều núi đá người lao động có thể tự tạo việc làm cho mình thông qua các hoạt động liên quan đến khai thác nguồn tài nguyên này như: khai thác đá, nung vôi…). Cùng với đó, ở những nơi mà tài nguyên thiên nhiên càng phong phú, đa dạng thì cơ cấu ngành, nghề ở nơi đó cũng được rất đa dạng khi đó càng thuận tiện cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm cũng như tạo việc làm cho chính bản thân mình. Đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên còn là lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những nước có điều kiện thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, sẽ có lợi thế để thu hút được các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tham gia bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ. Do đó, sẽ rất thuận lợi trong giải quyết việc làm cho những người lao động.

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá hàng năm thu hút rất nhiều các nhà đầu tư. Ngoại thành Hà Nội với diện tích rộng, vừa có đồng bằng vừa có miền núi, thiên nhiên đa dạng với nhiều tiềm năng đang là lợi thế lớn trong giải quyết việc làm.

* Nhân tố liên quan đến chính sách vĩ mô của Nhà nước:

Đây cũng là một nhân tố có những ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động ở khu vực ngoại thành nói riêng.

Những chính sách vĩ mô của nhà nước như: chính sách về vốn; chính sách về phát triển khoa học công nghệ; chính sách hỗ trợ cho người lao động trong quá trình chuyển đổi công việc; chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và hướng tới mục tiêu ổn định xã hội; chính sách về phát triển giáo dục; chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người dân.. có thể nói, đây là những chính sách hết sức quan trọng và có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung và chiến lược giải quyết việc làm nói riêng.

Nhờ sự đúng đắn của những chính sách này mà nền kinh tế từng bước được phát triển ổn định, tạo lập được môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi. Nhờ vậy, có thể kêu gọi được các nhà đầu tư tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh, khi đó sẽ góp phần to lớn vào giải quyết việc làm. Ngược lại, nếu những chính sách này của Nhà nước không phù hợp cũng có thể kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây khó khăn trong việc kêu gọi các nguồn lực cho phát triển kinh tế, làm sản xuất bị đình trệ khi đó sẽ dẫn đến sự giảm sút của việc làm.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản”, với những phương hướng chính là: Bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều chỗ làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn về sinh lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống thiên tai và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề. Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá potx (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)