Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Quỹ tín dụng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng được thuận lợi hơn.
Uỷ Ban Nhân Dân các phường, xã cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Quỹ tín dụng.
Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các phường, xã cần đòi hỏi có dủ hai người gồm: người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp.
Cần đơn giản hóa các loại giấy tờ công chứng của thủ tục vay vốn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn.
Trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì chính quyền địa phương nên hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thi hành án xử lý nhanh chóng để giúp Quỹ tín dụng thu hồi đuợc nợ vay.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, tình hình nợ xấu và nợ quá hạn gia tăng, hoạt động tín dụng của các Quỹ tín dụng nói chung và của QTDND Trung Tú nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.
Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ mà đối tượng phục vụ chính là nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Với phương vừa kinh doanh vừa phục vụ nên Quỹ tín dụng đã thực sự trở thành chổ dựa vững chắc của người dân, của các doanh nghiệp tư nhân,... bởi vì nó hợp lòng dân hơn nữa nó góp phần không nhỏ về việc ổn định thị trường tiền tệ giúp cho nông dân tránh được tình trạng cho vay nặng lãi, yên tâm chăm lo sản xuất. Để đồng vốn đầu tư có hiệu quả Quỹ tín dụng đã hướng dẫn và cung cấp vốn cho bà con trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp tạo nên thị trường sản phẩm dồi dào nhiều chủng loại, giải quyết công ăn việc làm cho ngươi dân.
Để có thể tồn tại và phát triển các Quỹ tín dụng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình hoạt động mỗi Quỹ tín dụng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Quỹ tín dụng ổn định và phát triển vững chắc.
Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của quỹ tín dụng nói chung và quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của Quỹ.
Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho QTDND Trung Tú bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi QTDND Trung Tú phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Đó là nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng đã cho em những kiến thức căn bản về tín dụng ngân hàng. Cùng tập thể ban lãnh đạo các cán bộ QTDND Trung Tú đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.