Tình hình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dânTrung Tú qua 3 năm 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 40 - 44)

Trong những năm qua Quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và ngành nghề kinh tế.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Quỹ tín dụng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.

Bảng 5: Tình hình cho vay năm 2009 – 2011 tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú (Đvt: triệu đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh số cho vay 32.933 36.796 42.526 3.863 11.73% 5.730 15.57% - Ngắn hạn 31.426 35.998 41.973 4.572 14.55% 5.975 16.60% - Trung hạn 1.507 798 553 709 88.85% -245 -30.70% 2. Doanh số thu nợ 29.081 34.730 37.526 5.649 19.43% 2.796 8.05% 3. Dư nợ 23.032 27.425 31.652 4.393 19.07% 4.227 15.41% 4. Nợ quá hạn 566 657 742 91 16.08% 85 12.94%

(Nguồn: phòng kế toán Quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú)

+ Doanh số cho vay.

Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú tăng qua các năm. Doanh số cho vay của Quỹ tín dụng năm 2010 là 36.796 triệu đồng tăng 3.863 triệu đồng hay tăng 11,73% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay của Quỹ tín dụng tiếp tục tăng, tổng doanh số cho vay trong năm là 42.526 triệu đồng tăng 5.730 triệu đồng với tốc độ tăng là 15,57% so với năm 2010.

Trong tổng doanh số cho vay của Quỹ tín dụng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 95,4% vào năm 2009, 97,8% năm 2010 và 98,7% năm 2011 trong tổng doanh số cho vay của Quỹ tín dụng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay và có xu hướng giảm. Do trong năm này nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng từ dân cư, tổ

chức kinh tế chủ yếu là huy động ngắn hạn và không thời hạn, do đó nó làm cho nguồn vốn dành để cho vay trung hạn không cao. Bên cạnh đó, mức cho vay trung hạn cao (khách hàng vay vốn trung hạn phải trên 50 triệu đồng), trong khi một số hộ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi không cần nhiều mức vốn cao như thế, điều này nó làm cho doanh số cho vay trung hạn không đáng kể.

Do có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành địa phương, Quỹ tín dụng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của Quỹ tín dụng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.

+ Doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Quỹ tín dụng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Quỹ tín dụng qua 3 năm cũng tăng lên. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 29.081 triệu đồng, năm 2010 chỉ tiêu này đạt 34.730 triệu đồng tăng 5.649 triệu đồng tức tăng 19,43% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 37.526 triệu đồng tăng 2.796 triệu đồng tức tăng 8,05% so với năm 2010. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, do phấn đấu của đội ngũ cán bộ tín dụng, nền kinh tế phát triển nên doanh thu của người dân tương đối ổn định dẫn đến thu nợ khả quan hơn.

+ Dư nợ.

Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng.Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng. Nhìn chung Quỹ tín dụng có mức dư nợ cao qua 3

năm.Tổng dư nợ năm 2009 đạt 23.032triệu đồng, năm 2010 đạt 27.425triệu đồng, tăng 4.393triệu đồng tức tăng 19,07% so với cùng kỳ năm 2009. Sang năm 2011 tổng dư nợ đạt 31.652 triệu đồng, tương đương tăng thêm 4.227 triệu đồng hay 15,41% so với năm 2010. Sự tăng trưởng này trong thời gian qua do hoạt động của Quỹ tín dụng ngày càng mở rộng. Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua Quỹ tín dụng tăng cường cho vay đối với khách hàng, phần lớn cho vay đối với các hộ kinh doanh có qui mô vốn nhỏ, mục đích vay chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh nên đối tượng này thường trả nợ trước hạn để giảm tiền lãi. Vì vậy, dư nợ năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng càng về sau càng giảm.

Quỹ tín dụng đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm của Quỹ tín dụng đề ra. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Quỹ tín dụng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể.

+ Nợ quá hạn.

Nhìn chung, nợ quá hạn của Quỹ tín dụng qua các năm liên tục tăng lên. Cụ thể, nợ quá hạn đã tăng lên từ 56 triệu đồng trong năm 2009 lên đến 657 triệu đồng trong năm 2010. So với cùng kỳ năm 2009, nợ quá hạn đã tăng với tốc độ khoảng 16,08%, tương đương 91 triệu đồng. Năm 2011 nợ quá hạn lên đến 742 triệu đồng tức tăng 85 triệu đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn so với năm 2010 là 12,94% giảm so với tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2010 so với 2009 là 4,14%. Nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn là do ảnh hưởng từ phía môi trường như thiên tai, lũ lụt, dịch cúm gia cầm bùng phát tại địa phương cùng với sự biến động của giá cả thị trường nhất là biến động về giá vật tư nông nghiệp, về giá giống cây trồng vật nuôi làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân bị thua lỗ, mặt khác do các chủ thương lái chậm thanh toán tiền cho người dân nên họ không có nguồn trả nợ cho Quỹ tín dụng khi đến hạn, họ xin gia hạn không kịp hoặc đã gia hạn nhiều lần thì Quỹ tín dụng phải chuyển sang nợ quá hạn. Tuy nhiên, tốc độ nợ quá hạn của Quỹ tín dụng đã có chiều hướng giảm xuống điều này cho thấy cán bộ tín dụng đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ

như đôn đốc khách hàng trả nợ trước hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn nhằm thông báo cho họ biết nợ đến hạn. Bởi vì một phần do họ bận rộn trong công việc, một phần do nhận thức của người dân chưa cao, thêm vào đó có hộ lại cố ý để nợ quá hạn do nguồn thu từ đồng vốn này cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất của Quỹ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng cần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định khách hàng trước khi xét duyệt cho vay.

Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dânTrung Tú đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của Quỹ tín dụng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại doanh thu chính cho Quỹ tín dụng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Quỹ tín dụng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 40 - 44)