Phân tích tình hình cho vay vốn ngắn hạn tạiQuỹ tín dụng nhân dân Trung Tú qua 3 năm từ 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 44 - 48)

Trung Tú qua 3 năm từ 2009- 2011

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Quỹ tín dụng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Quỹ tín dụng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của QTDND Trung Tú đã có những bước chuyển biến tích cực, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, xác định rõ phương hướng đầu tư, thật sự gắn chặt hoạt động của Quỹ tín dụng với kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân của địa phương nên doanh số cho vay của Quỹ tín dụng là khá cao.

Nhìn chung, doanh số cho vay của Quỹ tín dụng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của Quỹ tín dụng ngày càng mở rộng, góp phần đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

*Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế.

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung Ương và tình hình thực tế của địa phương. Quỹ tín dụng đã đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của vùng

Với phương châm hoạt động “huy động tối đa vốn nhàn rổi trong nhân dân”. Quỹ tín dụng không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là nông thôn, tiểu thủ công nghiệp; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ; khách hàng chủ yếu là nông dân, tiểu thương và buôn bán nhỏ.

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay theo thời hạn, doanh số cho vay ngắn hạn theo từng ngành kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm là do chính sách tín dụng thoáng hơn cho các hộ gia đình đi vay dưới 10 triệu đồng, mặt khác do áp dụng lãi suất cạnh tranh, sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong công việc đẩy mạnh công tác thẩm định, phát vay, thủ tục vay nhanh gọn, nên người dân rất thích vay tại Quỹ tín dụng.

Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2009- 2011 của QTDND Trung Tú

(Đvt: triệu đồng, %) Chỉ tiêu 2009Năm 2010Năm Năm 2011

2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 12.034 14.285 15.734 2.251 18.71% 1.449 10.14% 2.Thươngnghiệp và dịch vụ 20.165 26.587 28.658 6.422 31.85% 2.071 7.79% 3. Ngành nghề khác 4.594 5.126 6.012 532 11.58% 886 17.28% Tổng cộng 36.793 45.998 51.986 9.205 25.02% 5.988 13.02%

+ Ngành nông nghiệp:

Doanh số cho vay năm 2009 là 12.034 triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 14.285 triệu đồng tăng 2.251 triệu đồng hay tăng 18.71%so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng là do nhu cầu vay vốn để tiếp tục phục vụ cho việc trồng cây lương thực và Quỹ tín dụng mở rộng cho vay sang lĩnh vực chăn nuôi và nhiều ngành nông nghiệp. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tiếp tục gia tăng, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 15.734triệu đồng tăng 1.449triệu đồng hay tăng 10.14%so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong 3 năm liên tục tăng là do rất nhiều hộ nông dân đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ mô hình trồng trọt sang chăn nuôi và ngược lại là rất cao nên cần phải có sự hỗ trợ vốn của Quỹ tín dụng, từ đó dẫn đến doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng.

+ Kinh doanh thương nghiêp dịch vụ

Doanh số cho vay năm 2009 là 20.165triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 26.587 triệu đồng tăng 6.422triệu đồng hay 31.85%so với năm 2009. Bước qua năm 2011 doanh số cho vay vào kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 28.658 triệu đồng tăng 2.071 triệu đồng hay tăng 7.79%so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ năm 2011 tăng thấp hơn so với năm 2010 là do lãi suất cho vay của theo quy định của ngân hàng Nhà nước tăng so với năm 2010 nên các doanh nghiệp vay vốn hơi dè chừng. Nhưng để đảm bảo sự cạnh tranh có hiệu quả nên họ vẫn phải sử dụng vốn vay của Quỹ tín dụng để đầu tư vào mục đích của họ, vì vậy mà doanh số cho vay của Quỹ tín dụng trong năm 2011vẫn tăng nhưng không nhiều.

+ Ngành nghề khác

Ngoài việc cho vay vào hai ngành chủ lực trên thì Quỹ tín dụng còn chủ động cho vay ngành nghề khác nhằm làm tăng doanh số cho vay hàng năm lên. Năm 2009 doanh số cho vay vào ngành nghề khác cũng chiếm một số lượng tương đối nhưng thấp hơn so với ngành nông nghiệp và ngành kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ,

cụ thể năm 2009 doanh số cho vay đạt 4.594triệu đồng, sang năm 2010 doanh số cho vay vào ngành nghề khác tăng lên cụ thể là 5.126triệu đồng tăng 532 triệu đồng hay tăng 11.58% so với năm 2009, cũng theo chiều hướng đó bước qua năm 2011 doanh số cho vay vào ngành nghề khác tiếp tục tăng, năm 2011 doanh số cho vay là 6.012 triệu đồng tăng 886triệu đồng hay tăng 17.28% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay vào ngành nghề khác (cho vay phục vụ đời sống và cho vay đầu tư xây dựng) tăng là do tình hình kinh tế địa phương phát triển nên nhu cầu vay vốn phục vụ cho đời sống tiêu dùng và xây dựng cũng tăng lên.

* Doanh số Cho vay ngắn hạntheo thành phần kinh tế:

Để đánh giá việc đầu tư của Quỹ tín dụng có đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân hay không, Chúng ta đi vào phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn theo đối tượng để thấy được sự phân bổ nguồn vốn của Quỹ tín dụng đạt hiệu quả hay chưa.

Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

(ĐVT: Triệu đồng,%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

1. KD cá thể 35.533 43.818 47.783 8.285 23.32% 3.965 9.05%

2. DNTN 1.260 2.180 2.621 92 73.02% 441 20.23%

Tổng cộng 36.793 45.998 50.404 9.205 25.02% 4.406 9.58%

(Nguồn: Phòng kế toán Quỹ tín dụng nhân dân Trung Tú)

+ Đối với cho vay kinh doanh cá thể

Cho vay đối với kinh doanh cá thể là hoạt động chính của QTDND Trung Tú. Trong tình hình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thì nhu cầu về vốn cho việc sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng do đó doanh số cho vay kinh doanh cá thể của Quỹ tín dụng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay là 35.533triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay là 43.818 triệu đồng tăng 8.285triệu tương đương tăng 23.32%so với năm 2009, và đến năm 2011 doanh số cho vay là 47.783triệu đồng 3.965triệu đồng tương đương tăng 9.05%so với năm 2010. Nguyên nhân tăng doanh

số cho vay về lĩnh vực hộ sản xuất kinh doanh là do nhu cầu của khách hàng chủ yếu về lĩnh chăn nuôi và trồng trọt và buôn bán nhỏ tăng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lãi suất năm 2011 tỷ lệ vay cũng tăng thấp hơn so năm 2010 là 14.27%.

+ Đối với cho vay DNTN

Bên cạnh việc cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, Quỹ tín dụng còn cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân.

Qua bảng số liệu ta thấy, cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ và mức tăng giảm dần qua ba năm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay là 1.260 triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay là 2.180 triệu đồng tăng 92 triệu đồng tức là tăng 73.02% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay là 2.621 triệu đồng tăng 441 triệu đồng tức là tăng 20.23%so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp tư nhân này mở rộng quy mô hoạt động và cho vay chủ yếu là khách hàng quen thuộc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w