Phân tích tình hình nợ quá hạntheo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 55 - 57)

Nợ quá hạn theo ngành kinh tế tồn tại song song với nhu cầu sử dụng vốn không đạt hiệu quả, tạo ra nợ quá hạn cho ngành kinh tế, để hiểu rõ hơn về nợ quá hạn ta xem xét bảng số liệu sau:

(Đvt: triệu đồng, %)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp 592 63.32% 632 62.76% 689 56.15% 40 6.76% 57 9.02% 2. Thương nghiệp và dịch vụ 298 31.87% 305 30.29% 487 39.69% 7 2.35% 182 59.67% 3. Ngành nghề khác 45 4.81% 70 6.95% 102 7.98% 25 55.56% 32 45.71% Tổng cộng 935 100% 1007 100% 1278 100% 72 7.70% 271 26.91%

(Nguồn: phòng tín dụng Quỹ tín dụng Trung Tú)

Về cơ bản nợ quá hạn theo ngành kinh tế tồn tại trong các ngành nghề như ngành nông nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và ngành nghề khác.

+ Ngành nông nghiệp:

Đây là một trong những ngành được Quỹ tín dụng đầu tư với số vốn khá lớn nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cũng khá cao, chiếm số lượng lớn trong tổng tổng nợ quá hạn của Quỹ tín dụng. Năm 2009 nợ quá hạn của ngành nông nghiệp là 592 triệu đồng chiếm khoảng 63.32% trong tổng nợ quá hạn, cùng với việc đẩy mạnh công tác tín dụng nên năm 2010 nợ quá hạn của ngành nông nghiệp tăng lên, cụ thể nợ quá hạn năm 2010 là 632 triệu đồng tăng 40 triệu đồng hay tăng 7.76% so với năm 2009, song song đó do tình hình dịch bệnh kéo dài mà trong năm xảy ra nên việc sản xuất, kinh doanh, mua bán đạt hiệu quả không cao, từ đó các hộ vay vốn không trả được các khoản nợ vay Quỹ tín dụng dẫn đến nợ quá hạn của Quỹ tín dụng tăng lên trong năm 2010. Năm 2011 nợ quá hạn của Quỹ tín dụng tăng lên cụ thể nợ

quá hạn năm 2011 là 689 triệu đồng tăng 57 triệu đồng hay tăng 9.02% so với năm 2010, trong đó nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của Quỹ tín dụng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường, lãi suất ngân hang cao và một số yếu khác đã làm cho nợ quá hạn tăng lên.

+ Kinh doanh thương mại dịch vụ:

Đây là ngành mà Quỹ tín dụng đang tìm cách giảm doanh số cho vay vì ngành có số lượng nợ quá hạn hàng năm tương đối cao.Năm 2009 nợ quá hạn là 298 triệu đồng chiếm khoảng 31.87% trong tổng nợ quá hạn năm 2009. Năm 2010 là 305 triệu đồng tăng 7 triệu đồng hay tăng 2.35 % so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ quá hạn 487 triệu đồng tăng 182 triệu đồng hay tăng 59.67% so với năm 2010, Nguyên nhân việc kinh doanh trong năm gặp khó khăn do thiên tay, dịch cúm xảy ra bất thường mà chủ yếu là những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất không có kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn của Quỹ tín dụng tăng lên trong năm 2011.

+ Ngành nghề khác

Trong cơ cấu cho vay của Quỹ tín dụng thì Quỹ tín dụng mới đầu tư cho vay vào ngành này cách đây vài năm nên nợ quá hạn của ngành này cũng không cao. Năm 2009 nợ quá hạn là 45 triệu đồng chiếm khoảng 4.81% trong tổng nợ quá hạn năm 2009, cùng với việc nhu cầu vay vào đời sống, vay xây dựng tăng nên nợ quá hạn của Quỹ tín dụng trong năm 2010tăng, cụ thể năm 2010 nợ quá hạn là 70 triệu đồng tăng25 triệu đồng hay tăng 6.95% so với năm 2009. Cũng theo chiều hướng của ngành nông nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ thì ngành nghề khác cũng có nợ quá hạn trong năm 2011 tăng lên là 102 triệu đồng tăng 32 triệu đồng hay tăng 45.71% so với năm 2010. Nợ quá hạn năm 2011 tăng lên một phần là do khoản nợ của các năm trước chưa thu hồi được còn tồn đọng đến năm 2011 một phần là do ngành nghề khác làm ăn không đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân (Trang 55 - 57)