II. Các dịch vụ ngân hàng
3. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ & các hình thức thanh toán không dùng tiền
3.2.3. Kế toán hình thức thanh toán UNT
Ngoài các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trình bày ở trên, NHNo Sơn Tây còn áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác là UNT. Nhưng trong quá trình thực tập không phát sinh nghiệp vụ này vì vậy không được trình bày trong báo cáo này.
3.2.4. Kế toán thanh toán thẻ
Hiện nay, tại NHNo Sơn Tây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất ngoài UNC chuyển tiền điện tử còn có thẻ thanh toán. Với thủ tục cấp thẻ đơn giản, dễ sử dụng, thẻ ghi nợ là sự lựa chọn của hầu hết các tầng lớp dân cư trên địa bàn. Năm 2008 đã lắp thêm 1 máyATM tại địa bàn Sơn Lộc, đưa tổng số máy đang quản lý là 2 máy.Tổng số thẻ hiện có đến 30/06/2010 là 10.602, tổng số dư trên thẻ là 14.242 triệu.
Kế toán giai đoạn thanh toán thẻ: Nợ TK: Thanh toán của khách hàng Có TK: Tiền mặt tại máy ATM
VD: Ngày 14/06/2010 máy tính quầy thanh toán thẻ báo tại cây rút tiền
ATM số 1 có thẻ mang số 4283 1024 5624 7018 được đưa vào máy và số tài khoản của chủ thẻ là 0021001653591, có số dư là 50 000 000 VNĐ rút 15 000 000 VNĐ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK: 421101.0021001653591 : 15 000 000 VNĐ
Có TK: 101103.0 : 15 000 000 VNĐ
3.3. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Hiện nay, do thị trường ngoại tệ có nhiều biến động, thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, NHNo Sơn Tây chỉ thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ. Nhưng khi khách hàng đến rút tiền gửi bằng ngoại tệ, có thể sẽ có một số lãi lẻ ( vd 1.3 USD), khi đó Ngân hàng sẽ buộc phải quy đổi số USD lẻ đó ra VNĐ để trả cho khách hàng.
Việc mua ngoại tệ là việc thực hiện đồng thời 2 bút toán nhận ngoại tệ vào và chi trả tiền mua ngoại tệ :
* Nhận ngoại tệ vào: Nợ TK: Tiền mặt bằng ngoại tệ
Có TK: Mua bán ngoại tệ kinh doanh theo tỷ giá mua * Trả tiền mua ngoại tệ
Nợ TK: Thanh toán mua bán Ngoại tệ kinh doanh theo giá mua Có TK : Tiền mặt tại quỹ
VD: Ngày 01/ 06/ 2010 ông Nguyễn Hải Phong bán cho Ngân hàng 3 000
USD. Tỷ giá ngày 01/ 06/ 2010 VND/ USD: 18 940. Quy đổi: 3 000 x 18 940 = 56 820 000
Kế toán hạch toán: +, Nợ TK: 101101.14.0 : 3 000 USD Có TK: 471101.0 : 3 000 USD +, Nợ TK: 471201.0 : 56 820 000 VNĐ
Có TK: 101101.0 : 56 820 000 VNĐ
4.1. Nghiệp vụ thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
• Thu đổi tiền KĐTCLT với khách hàng
Khi khách hàng có yêu cầu đổi tiền KĐTCLT thủ quỹ là người kiểm tra yêu cầu của tiền đổi. Căn cứ vào những quy định hiện hành về thu đổi tiền KĐTCLT của ngân hàng nhà nước ban hành thủ quỹ xác đinh số tiền được đổi kế toán hạch toán.
- Lập phiếu thu : Nợ TK : Tiền mặt KĐTCLT Có TK : Tiền KĐTCLT
Kèm theo Giấy đề nghị đổi tiền KĐTCLT của khách hàng nộp vào. - Lập phiếu chi : Nợ TK KĐTCLT
Có TK: Tiền mặt tại quỹ
Số tiền chi bằng số tiền được đổi còn khách hàng phải nộp một khoản phí đổi tiền (nếu nguyên nhân tiền hỏng không phải do lưu thông) mức phí bằng 4% trên tổng món đổi nếu món đổi nhỏ hơn 500 000đồng và bằng 3% tên tổng món đổi nếu món đổi lớn hơn 500 000đồng.
- Lập phiếu thu: Nợ TK: Tiền mặt tại quỹ
Có TK: Thu phí nghiệp vụ ngân quỹ
VD: Ngày 01/ 06/ 2010 bà Nguyễn Lan Phương mang tiền KĐTCLT đến NHNo
Sơn Tây để đổi, tổng giá trị số tiền là 2 000 000 VNĐ. Sau khi kiểm tra tính chất và xác định giá trị tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là 1 500 000 VNĐ, tiền hỏng không phải do lưu thông là 500 000 VNĐ ( 01 tờ 500 000 VNĐ), kế toán hạch toán:
- Lập phiếu thu: +, Nợ TK: 101301.0 :1 500 000 VNĐ Có TK: Tiền KĐTCLT :1 500 000 VNĐ +, Nợ TK 101101.0 : 15 000 VNĐ Có TK 711036.0 : 15 000 VNĐ - Lập phiếu chi: Nợ TK : Tiền KĐTCLT :1 500 000 VNĐ
• Nộp tiền KĐTCLT nên ngân hàng cấp trên :
Phiếu chi : Nợ TK: Vãng lai ngân hàng loại 2 Có TK: Tiền mặt KĐTCLT Bảng kê các chứng từ thanh toán vãng lai nội bộ.
4.2. Kế toán nghiệp vụ trả tiền thừa cho khách hàng
Khi khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng, vì một nguyên nhân nào đó mà số tiền khách hàng nộp vào nhiều hơn số tiền khách hàng phải nộp mà kế toán chưa kịp điều chỉnh thì khi phát hiện phải điều chỉnh ngay bằng cách trả lại tiền thừa cho khách hàng.
VD: Ngày 12/05/2010 tại NHNo Sơn Tây kế toán phát hiện ông Nguyễn
Văn Minh chủ của khế ước vay 703011.05 đã nộp số lãi thừa so với số lãi phải nộp là: 117 000 VNĐ kế toán căn cứ vào bảng kê lãi phải thu tính số tiền lãi còn thừa và báo cho khách hàng biết, hướng dẫn khách hàng thủ tục nhận lại tiền. Khi khách hàng đến nhận lại tiền kế toán lập phiếu chi.
Nợ TK : Thu lãi ngắn hạn : 117 000 VNĐ Có TK : Tiền mặt tại quỹ : 117 000 VNĐ
Chương III - Kết luận, ý kiến nhận xét của cá nhân. I.Một số kiến nghị:
1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
- Đề nghị với NHNo&PTNT Việt Nam cần trang bị đầy đủ hơn về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch, cập nhật thông tin nhanh chóng chính xác đầy đủ, để có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam cho phép NHNo&PTNT Sơn Tây áp dụng lãi suất mềm dẻo bằng các ngân hàng khác trên địa bàn. Tạo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác về lãi suất cho vay. Thủ tục cho vay cần đơn giản nhưng đồng thời phải chặt chẽ không nên có nhiều giấy tờ phiền hà cho khách hàng.
- NHNo&PTNT Việt Nam cần có biện pháp, cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra và qui định cụ thể đảm bảo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước:
NHNN địa phương phải thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời về các văn bản của NHNN trung ương cho các Ngân hàng thương mại có chính sách phù hợp với tình hình mới.
NHNN cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát với các Ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đặc biệt là NHNo&PTNT.
3. Kiến nghị với Nhà nước và chính quyền địa phương
Nhà nước cần có chính sách thích hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ngân hàng và khách hàng phù hợp với sự phát triển chung của đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Các nghành các cấp phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, phối hợp chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học thông qua các buổi họp và trên phương diện thông tin đại chúng để người dân được biết.
Các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp với ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. Phối hợp tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với những món vay không có khả năng hoàn trả.
II. Nhận xét và kiến nghị với nhà trường:
Qua quá trình học tập tại Cơ sở đào tạo Sơn Tây, bên cạnh việc được các thầy cô dẫn dắt, chỉ bảo tận tình, chúng em còn được quan tâm về mọi mặt, được rèn luyện một cách toàn diện. Tuy nhiên, chúng em mong muốn có nhiều hơn nữa những đầu sách để tham khảo, giải trí, điều kiện đọc sách tại thư viện được cải thiện. Bên cạnh đó, việc có một nhà tập đa năng sẽ giúp chúng em rèn luyện thể lực tốt hơn, không bị chi phối bởi điều kiện thời tiết.
Trong suốt quá trình học và thực tập em chỉ có một số ý kiến như trên kính mong nhà trường và ngân hàng xem xét cho ý kiến.
III.Kết luận:
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi các NHTM phải tự vận động và đi lên bằng chính sức lực của mình để đứng vững và phát triển hoà nhịp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và khu vực.
Việc có các chiến lược kinh doanh phù hợp và thực hiện tốt các chiến lược đó là vấn đề rất cần thiết trong các NHTM. Nó tác động trực tiếp đến việc sinh tồn và phát triển của các NHTM. Do đó NHNo&PTNT Sơn Tây cũng đang phấn đấu đưa Ngân hàng đi lên để khẳng định vị thế của mình trong hệ thống NHNo cung như các Ngân hàng khác ngoài hệ thống.
Là một cán bộ Ngân hàng tương lai, qua thời gian học tập tại trường và đặc biệt là thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Sơn Tây đã giúp em rút ra một điều là
để trở thành một cán bộ có năng lực không những phải biết nắm bắt vững về mặt lý luận mà còn có những hiểu biết sâu sắc về thực tế. Chỉ khi nào có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn thì công việc mới có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại NHNo Sơn Tây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị cán bộ Ngân hàng đã hướng dẫn chỉ bảo, giúp em học hỏi được nhiều điều thực tế và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên vì thời gian thực tập cùng với sự nhận thức của bản thân còn hạn hẹp nên báo cáo em trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giáo và Ban lãnh đạo Ngân hàng để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng, các phòng ban NHNo Sơn Tây và các thầy cô giáo đã hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Cuối cùng xin được chúc sức khỏe các cô chú, anh chị đang làm việc tại Ngân hàng, kính chúc Ngân hàng ngày một đi lên và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Em xin chân thành cảm ơn:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGÂN HÀNG 1. Thời gian, kỷ luật thực tập:
……… ……… ……… ……… ……… 2. Kết quả thực hành nghiệp vụ: ……… ……… ……… ……… ………
3. Kết quả rèn luyện tư cách, tác phong của người cán bộ ngân hàng: ……… ……… ……… ……… ……… Xác nhận của Ngân hàng.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN 1. Phần tín dụng. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 2. Phần kế toán: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 3. Phần huy động vốn: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 4. Điểm trung bình: ……… ……… ………
………
………
………
………