Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

Một phần của tài liệu Hệ thống các văn bản hiện hành, hoạt động và các nghiệp vụ Ngân Hàng (Trang 56)

II. Các dịch vụ ngân hàng

3.1Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

3. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ & các hình thức thanh toán không dùng tiền

3.1Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

3.1.1. Kế toán nghiệp vụ thu tiền mặt.

Chứng từ: + Giấy nộp tiền.

+ Bảng kê các loại tiền nộp.

Hạch toán: + Nếu nộp vào tài khoản tiền gửi Nợ TK: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK: Tiền gửi( nếu nộp vào TK tiền gửi) TK cho vay( nếu trả nợ Ngân hàng).

VD Như nghiệp vụ huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm.

+ Nếu nộp tiền mặt điều chuyển đi Ngân hàng khác Nợ TK: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK: Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng

VD: Ngày 20/07/2010 khách hàng Mai Phương Thuý nộp tiền mặt vào

NHNo Sơn Tây yêu cầu điều chuyển đến NHNo Phú Thọ để trả tiền hàng số tiền 40 000 000 VNĐ.

Kế toán hạch toán; Nợ TK : 101101.0 : 40 000 000 VNĐ Có TK: 519101.0 : 40 000 000 VNĐ

3.1.2. Kế toán nghiệp vụ chi tiền mặt

Chứng từ : Giấy lĩnh tiền mặt

Bảng kê các loại tiền lĩnh

Quy trình luân chuyển :Sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, hạn mức tín dụng, nếu đủ khả năng chi trả sẽ chuyển

chứng từ cho thủ quỹ. Thủ quỹ thực hiện đúng nguyên tắc Ghi sổ trước- chi tiền sau.

Hạch toán

+ Chi từ tài khoản tiền gửi Nợ TK: Tiền gửi khách hàng Có TK: Tiền mặt tại đơn vị

VD như nghiệp vụ trả gốc bằng tiền mặt cho khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm.

+ Cho vay bằng tiền mặt. Nợ TK: Cho vay khách hàng Có TK: Tiền mặt tại đơn vị

VD như nghiệp vụ giải ngân trong kế toán nghiệp vụ tín dụng.

+ Chi nội bộ Nợ TK: Chi lương, tạm ứng Có TK: Tiền mặt tại đơn vị

VD: Ngày 10/06/2010 ông Nguyễn Thanh Hải phó phòng kế toán xin tạm ứng chi

lương số tiền 20 000 000 VNĐ.

Kế toán hạch toán: Nợ TK: 81301.0 : 20 000 000 VNĐ Có TK: 101101.0 : 20 000 000 VNĐ

3.1.3. Kế toán nghiệp vụ điều chuyển vốn a. Kế toán điều chuyển vốn đến

Chứng từ

+ Tờ trình xin điều chuyển vốn.

+ Phiếu thu(tiền được nhận điều chuyển).

+ Phiếu chi (đây là chứng từ gốc của ngân hàng cấp trên ).

+ Giấy uỷ quyền của Ngân hàng cấp trên giao nhiệm vụ cho người chuyển tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phiếu chuyển khoản (điều chuyển vốn nội bộ ). Quy trình:

Khi nhận được các chứng từ điều chuyển vốn và nhận đủ tiền. kế toán hạch toán: Nợ TK: 101101.0

Có TK: 519121.0

Nếu có các dự án vốn tài trợ(ADB, AFD III, MNF... ) tài trợ cho việc cho vay thì cấp trên sẽ dựa trên số vốn đó được đưa về Ngân hàng chi nhánh thực hiện cho vay. Được theo dõi hoạt động của các khoản vốn dự án, khi nhận tiền điều chuyển kế toán sẽ hạch toán : Nợ TK :Tiền mặt tại quỹ

Có TK: Điều chuyển vốn nội tệ do ABD tài trợ từ bộ tài chính dự án tín dụng nông thôn – 1457VIE(519159).

Ví dụ: Ngày 02/07/2010 tại NHNo Sơn Tây nhận điều chuyển vốn từ Ngân hàng

tỉnh số tiền 2 500 000 000 VNĐ.

Kế toán hạch toán

Nợ TK: 101101.0 : 2 500 000 000 VNĐ Có TK: 519121.0 : 2 500 000 000 VNĐ

b. Nghiệp vụ điều chuyển vốn đi

Chứng từ : Phiếu chuyển khoản Phiếu thu

Hạch toán: Nợ TK: Tiền mặt đang vận chuyển Có TK: Tiền mặt tại quỹ

Khi Ngân hàng nhận được lệnh chuyển Có gửi về sẽ hạch toán: Nợ TK: Điều chuyển vốn

Có TK: Tiền mặt đang vận chuyển.

Ví dụ: Ngày 12/06/2010 mức tồn quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng nông nghiệp Sơn

Tây vượt quá định mức là 2 800 000 000 VNĐ. Ngân hàng đã điều chuyển số tiền trên về Ngân hàng tỉnh.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK: Tiền mặt đang vận chuyển : 2 800 000 000 VNĐ Có TK:Tiền mặt tại quỹ : 2800 000 000 VNĐ

Trong ngày Ngân hàng nhận được lệnh chuyển Có gửi về sẽ hạch toán: Nợ TK: Điều chuyển vốn : 2 800 000 000 VNĐ Có TK: Tiền mặt đang vận chuyển. : 2 800 000 000 VNĐ

3.2. Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.3.2.1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Séc. 3.2.1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Séc.

- Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu có sẵn do NHNN quy định yêu cầu ngân hàng thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng.

- Điều kiện: phải là pháp nhân.

- Tại NHNo Sơn Tây hiện tại chỉ sử dụng hình thức thanh toán Séc lĩnh tiền mặt, chưa đưa vào sử dụng Séc bảo chi và Séc chuyển khoản. Vì thế trong báo cáo này chỉ đề cập đến hình thức thanh toán Séc lĩnh tiền mặt.

Thủ tục phát hành séc

Chủ tài khoản có nhu cầu sử dụng Séc đến Ngân hàng làm thủ tục mua Séc. Ngân hàng bán tối đa mỗi lần cho cá nhân là 01 cuốn séc, cho pháp nhân là 03 cuốn séc. Mỗi cuốn gồm 10 tờ.

- Khi có nhu cầu thanh toán bằng Séc thì chủ tài khoản ghi đầy đủ các yếu tố trên séc theo đúng qui định về:

+ Số tiền băng số, số tiền bằng chữ.

+ Chuyển nhượng hay không chuyển nhượng. + Ngày tháng năm viết bằng chữ.

+ Ký tên và đóng dấu….

Sau đó giao tờ Séc cho người thụ hưởng khi đã nhận được khối lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng từ người thụ hưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình thanh toán

+Séc lĩnh tiền mặt: Chỉ lĩnh tiền mặt tại Ngân hàng nơi người phát hành mở tài khoản tiền gửi.

Khi nhận được séc của khách hàng , kế toán kiểm tra tính chính xác của tờ séc (số tiền bằng số, số tiền bằng chữ), chữ ký của người phát hành, kế toán trưởng, con dấu tên tài khoản, số sê ri... Mặt khác kiểm tra số CMT, ngày cấp và nơi cấp CMT của người thụ hưởng. Sau đó kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng nếu đủ thì cho rút.

Kế toán hạch toán: Nợ TK: Tiền gửi của khách hàng Có TK: Tiền mặt tại quỹ

Chứng từ luân chuyển qua đường đây nội bộ cuối cùng đến thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng.

VD: Ngày 19/7/2010 bà Nguyễn Thu Phương nộp vào ngân hàng 01 séc lĩnh

tiền mặt. Séc lĩnh tiền này do công ty TNHH Huy Hoàng (TK 421101. 000049 tại Ngân hàng) phát hành ngày 8/7/2010 số tiền 30 000 000 VNĐ .

Sau khi nhận được tờ Séc, kế toán kiểm tra đối chiếu mẫu dấu, mẫu chữ ký của công ty, số tiền bằng chữ, bằng số, số sê ri. Sau đó kiểm tra CMT của người rút. Kiểm tra tài khoản thấy đủ số dư, có thể chi trả. Sau đó Chứng từ luân chuyển qua đường đây nội bộ cuối cùng đến thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng. Sau khi thanh toán xong thì lưu tờ Séc tại Ngân hàng và trả lại CMT cho khách hàng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK : 421101. 000049 : 30 000 000 VNĐ

Có TK: 101101. 01 : 30 000 000 VNĐ

3.2.2. Kế toán hình thức thanh toán bằng lệnh chi hay ủy nhiệm chi, chuyển tiền

Phương pháp hạch toán

- Trường hợp 1: Hai khách hàng có tài khoản tại cùng 1 Ngân hàng

Nợ TK: Tiền gửi người mua Có TK: Tiền gửi người bán

+ Xử lý chứng từ:

Liên 1: UNC lưu trữ tại ngân hàng.

Liên 2: UNC dùng làm giấy báo có gửi người bán. Liên 3: UNC dùng làm giấy báo nợ gửi người mua.

VD: Ngày 25/7/2010 tại NHNNo Sơn Tây phát sinh nghiệp vụ như sau: Ông

Trần Giang Khánh (Tk 421104. 000269 tại Ngân hàng) nộp vào ngân hàng 3 liên UNC yêu cầu Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của mình trả tiền hàng cho ông Đặng Viết Hùng (TK 421101. 000009) số tiền 500 000 000 VNĐ để thanh toán tiền hàng.

Sau khi kế toán kiểm tra, tiến hành hạch toán cho khách hàng như sau: Nợ TK: 421101. 000269 : 500 000 000 VNĐ

Có TK: 421101. 000009 : 500 000 000 VNĐ

- Trường hợp 2: Hai Ngân hàng khác nhau, cùng hệ thống thanh toán chuyển tiền hoặc mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau.

*Tại Ngân hàng phục vụ người mua

Sau khi nhận và kiểm tra UNC kế toán hạch toán như sau: (1) Nợ TK : Tiền gửi người mua

Có TK: Điều chuyển vốn

(2) Nợ TK: Thích hợp (1011,4211…) Có TK: Thuế giá trị gia tăng phải nộp. Có TK: Thu phí dịch vụ chuyển tiền

Lập lệnh chuyển có gửi Ngân hàng bên kia thanh toán *Tại ngân hàng phục vụ người bán:

Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến của khách hàng thì hạch toán như sau: Nợ TK: Điều chuyển vốn

VD: Ngày 24/6/2010 bà Nguyễn Anh Đào (TK 421101. 000052) nộp 4 liên

UNC trích tài khoản tiền gửi của mình tại Ngân hàng, trả cho Lê Đức Hiếu tài khoản tại chi nhánh NHNNo Phú Thọ, số tiền 30 000 000 VNĐ.

Sau khi kiểm tra các yếu tố trên UNC và số dư tài khoản của bà Đào thấy đủ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK: 421101. 000052 : 30 000 000 VNĐ Có TK: 519121. 2979 : 30 000 000 VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(519121. 2979 là tài khoản điều chuyển vốn với chi nhánh Phú Thọ.)

Tại nghiệp vụ này kế toán thu phí: Thu 0. 04 % trên giá trị món chuyển , trong đó mức phí tối thiểu cho 1 món chuyển là 22 000 VNĐ và mức phí tối đa cho 1 món chuyển không quá 200 000 VNĐ.

- Phí chuyển tiền được hạch toán vào tài khoản thu phí dịch vụ của Ngân hàng.

Nợ TK: Thích hợp (1011,4211…) : 22 000 VNĐ Có TK: Thuế giá trị gia tăng phải nộp. : 2 000 VNĐ Có Tk: Thu phí dịch vụ chuyển tiền : 20 000 VNĐ Lập lệnh chuyển có gửi NNNo Phú Thọ thanh toán

-Trường hợp 3: Hai ngân hàng khác hệ thống .

Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK: Tiền gửi người mua Có TK : Điều chuyển vốn

Lập lệnh chuyển Có gửi trung tâm xử lý chuyển tiền điện tử NHNo Tỉnh nhờ chuyển đến Ngân hàng thanh toán.

VD: Ngày 5/5/2010 chị Lưu Thanh Huyền cửa hàng bách hóa thị Trấn (TK

421101. 000250) nộp vào Ngân hàng:

- Bộ UNC trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho công ty may Sơn Hà số tiền 12 000 000đ.

- Bộ UNC trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho công ty TNHH Sông Lô số tiền 4 000 000đ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây.

Sau khi kiểm tra chứng từ, kế toán hạch toán:

Nợ TK: 421101. 000250 : : 12 000 000 VNĐ Có TK: Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: : 12 000 000 VNĐ Và thu phí bằng 0.05%/số tiền chuyển:

Nợ TK: Thích hợp (1011,421101.000250….) : 48 000 VNĐ Có TK: Thuế giá trị gia tăng phải nộp : : 48 000 VNĐ Có TK: Thu phí dịch vụ chuyển tiền: : 48 000 VNĐ Nợ TK: 421101. 000250 : 4 000 000 VNĐ

Có TK: Tiền gửi của kho bạc : 4 000 000 VNĐ

Sau khi hạch toán xong, kế toán viên mang UNC cho kế toán thanh toán chuyển tiền, trong ngày kế toán chuyển tiền sẽ thanh toán bù trừ với các Ngân hàng thành viên tại NHNN.

3.2.3. Kế toán hình thức thanh toán UNT

Ngoài các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trình bày ở trên, NHNo Sơn Tây còn áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác là UNT. Nhưng trong quá trình thực tập không phát sinh nghiệp vụ này vì vậy không được trình bày trong báo cáo này.

3.2.4. Kế toán thanh toán thẻ

Hiện nay, tại NHNo Sơn Tây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất ngoài UNC chuyển tiền điện tử còn có thẻ thanh toán. Với thủ tục cấp thẻ đơn giản, dễ sử dụng, thẻ ghi nợ là sự lựa chọn của hầu hết các tầng lớp dân cư trên địa bàn. Năm 2008 đã lắp thêm 1 máyATM tại địa bàn Sơn Lộc, đưa tổng số máy đang quản lý là 2 máy.Tổng số thẻ hiện có đến 30/06/2010 là 10.602, tổng số dư trên thẻ là 14.242 triệu.

Kế toán giai đoạn thanh toán thẻ: Nợ TK: Thanh toán của khách hàng Có TK: Tiền mặt tại máy ATM

VD: Ngày 14/06/2010 máy tính quầy thanh toán thẻ báo tại cây rút tiền

ATM số 1 có thẻ mang số 4283 1024 5624 7018 được đưa vào máy và số tài khoản của chủ thẻ là 0021001653591, có số dư là 50 000 000 VNĐ rút 15 000 000 VNĐ.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK: 421101.0021001653591 : 15 000 000 VNĐ

Có TK: 101103.0 : 15 000 000 VNĐ

3.3. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Hiện nay, do thị trường ngoại tệ có nhiều biến động, thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, NHNo Sơn Tây chỉ thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ. Nhưng khi khách hàng đến rút tiền gửi bằng ngoại tệ, có thể sẽ có một số lãi lẻ ( vd 1.3 USD), khi đó Ngân hàng sẽ buộc phải quy đổi số USD lẻ đó ra VNĐ để trả cho khách hàng.

Việc mua ngoại tệ là việc thực hiện đồng thời 2 bút toán nhận ngoại tệ vào và chi trả tiền mua ngoại tệ :

* Nhận ngoại tệ vào: Nợ TK: Tiền mặt bằng ngoại tệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK: Mua bán ngoại tệ kinh doanh theo tỷ giá mua * Trả tiền mua ngoại tệ

Nợ TK: Thanh toán mua bán Ngoại tệ kinh doanh theo giá mua Có TK : Tiền mặt tại quỹ

VD: Ngày 01/ 06/ 2010 ông Nguyễn Hải Phong bán cho Ngân hàng 3 000

USD. Tỷ giá ngày 01/ 06/ 2010 VND/ USD: 18 940. Quy đổi: 3 000 x 18 940 = 56 820 000

Kế toán hạch toán: +, Nợ TK: 101101.14.0 : 3 000 USD Có TK: 471101.0 : 3 000 USD +, Nợ TK: 471201.0 : 56 820 000 VNĐ

Có TK: 101101.0 : 56 820 000 VNĐ

4.1. Nghiệp vụ thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

• Thu đổi tiền KĐTCLT với khách hàng

Khi khách hàng có yêu cầu đổi tiền KĐTCLT thủ quỹ là người kiểm tra yêu cầu của tiền đổi. Căn cứ vào những quy định hiện hành về thu đổi tiền KĐTCLT của ngân hàng nhà nước ban hành thủ quỹ xác đinh số tiền được đổi kế toán hạch toán.

- Lập phiếu thu : Nợ TK : Tiền mặt KĐTCLT Có TK : Tiền KĐTCLT

Kèm theo Giấy đề nghị đổi tiền KĐTCLT của khách hàng nộp vào. - Lập phiếu chi : Nợ TK KĐTCLT

Có TK: Tiền mặt tại quỹ

Số tiền chi bằng số tiền được đổi còn khách hàng phải nộp một khoản phí đổi tiền (nếu nguyên nhân tiền hỏng không phải do lưu thông) mức phí bằng 4% trên tổng món đổi nếu món đổi nhỏ hơn 500 000đồng và bằng 3% tên tổng món đổi nếu món đổi lớn hơn 500 000đồng.

- Lập phiếu thu: Nợ TK: Tiền mặt tại quỹ

Có TK: Thu phí nghiệp vụ ngân quỹ

VD: Ngày 01/ 06/ 2010 bà Nguyễn Lan Phương mang tiền KĐTCLT đến NHNo

Sơn Tây để đổi, tổng giá trị số tiền là 2 000 000 VNĐ. Sau khi kiểm tra tính chất và xác định giá trị tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là 1 500 000 VNĐ, tiền hỏng không phải do lưu thông là 500 000 VNĐ ( 01 tờ 500 000 VNĐ), kế toán hạch toán:

- Lập phiếu thu: +, Nợ TK: 101301.0 :1 500 000 VNĐ Có TK: Tiền KĐTCLT :1 500 000 VNĐ +, Nợ TK 101101.0 : 15 000 VNĐ Có TK 711036.0 : 15 000 VNĐ - Lập phiếu chi: Nợ TK : Tiền KĐTCLT :1 500 000 VNĐ

• Nộp tiền KĐTCLT nên ngân hàng cấp trên :

Phiếu chi : Nợ TK: Vãng lai ngân hàng loại 2 Có TK: Tiền mặt KĐTCLT Bảng kê các chứng từ thanh toán vãng lai nội bộ.

4.2. Kế toán nghiệp vụ trả tiền thừa cho khách hàng

Khi khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng, vì một nguyên nhân nào đó mà số tiền khách hàng nộp vào nhiều hơn số tiền khách hàng phải nộp mà kế toán chưa kịp điều chỉnh thì khi phát hiện phải điều chỉnh ngay bằng cách trả lại tiền thừa cho khách hàng.

VD: Ngày 12/05/2010 tại NHNo Sơn Tây kế toán phát hiện ông Nguyễn

Văn Minh chủ của khế ước vay 703011.05 đã nộp số lãi thừa so với số lãi phải nộp là: 117 000 VNĐ kế toán căn cứ vào bảng kê lãi phải thu tính số tiền lãi còn thừa và báo cho khách hàng biết, hướng dẫn khách hàng thủ tục nhận lại tiền. Khi khách hàng đến nhận lại tiền kế toán lập phiếu chi.

Nợ TK : Thu lãi ngắn hạn : 117 000 VNĐ Có TK : Tiền mặt tại quỹ : 117 000 VNĐ

Chương III - Kết luận, ý kiến nhận xét của cá nhân. I.Một số kiến nghị:

1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Đề nghị với NHNo&PTNT Việt Nam cần trang bị đầy đủ hơn về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch, cập nhật thông tin nhanh chóng chính xác đầy đủ, để có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

- Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam cho phép NHNo&PTNT Sơn Tây

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hệ thống các văn bản hiện hành, hoạt động và các nghiệp vụ Ngân Hàng (Trang 56)