Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam doc (Trang 102 - 103)

2. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên: (tổng hợp của 29 lớp)

3.2.2. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy

nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy

Thứ nhất: Đòi hỏi phải có kế hoạch đào tạo, qui hoạch nguồn đội ngũ giảng viên. Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách có đủ số lượng, đảm bảo về năng lực có phẩm chất nghề nghiệp.

Thứ hai: Qui tụ được những cán bộ có trình độ, học vị, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác đào tạo tại TTĐT. Cần có cơ chế khuyến khích, động viên thích hợp về tinh thần cũng như vật chất đối với đội ngũ giảng viên để họ chuyên tâm vào công tác

giảng dạy. Có chính sách luân chuyển cán bộ hợp lý như: những người làm công tác giảng dạy được hưởng các quyền lợi, đãi ngộ cao hơn những người làm công tác QLKT tại các đơn vị thành viên; được ưu tiên tham gia các khóa học trong nước và nước ngoài, được tham gia các hội thảo khoa học các hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, được cung cấp các tài liệu, văn bản pháp qui của ngành NH và của NHCT.

Thứ ba: Định kỳ theo qui định luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ, được bổ nhiệm vào các chức danh CBQL tại trụ sở chính hoặc tại các đơn vị thành viên để bổ sung kiến thức và nghiên cứu, giải quyết trực tiếp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ sở do thực tế hoạt động NH đòi hỏi. Đồng thời, những CBQLKT giỏi chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính và các đơn vị thành viên trước khi qui hoạch bổ nhiệm một chức danh cao hơn lại được đưa về TTĐT NHCT để nghiên cứu lý luận, học tập kiến thức mới, trang bị nghiệp vụ sư phạm đào tạo thành giảng viên, sau đó 2 đến 3 năm sau lại đưa xuống cơ sở kinh doanh. Với cách đào tạo như vậy sẽ có một đội ngũ giảng viên có lý luận gắn liền với thực tế, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, yêu NHCT, yêu nghề đào tạo. Bởi vì, khi CBQL được điều động về TTĐT hoặc giảng viên từ TTĐT chuyển công tác xuống các đơn vị đều là một bước thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

Thứ tư: Cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng lấy học viên là trung tâm, tăng cường thảo luận, đưa ra nhiều bài tập tình huống, động viên phát huy sự năng động sáng tạo, tự nghiên cứu, tự học của học viên. Giảng viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; nêu những vấn đề, nội dung cốt lõi của bài giảng, xây dựng các tình huống điển hình. Chú trọng việc tổ chức giảng dạy lý thuyết với việc đi tham quan, xử lý các tình huống thực tế ngay tại NH thực hành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam doc (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)