2.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thương Việt Nam
Nghị quyết 3, khóa VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định chuyển hoạt động NH sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống NH hai cấp [14]. "Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam, là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt" [33, tr. 2]. Từ ngày 01/7/1988, NHCTVN ra đời và đi vào hoạt động, trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp, thương nghiệp của chi nhánh NHNN địa phương, đánh dấu một bước ngoặt mới của hệ thống NH Việt Nam. NHCT hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành là Tổng giám đốc, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và các chi nhánh trực thuộc.
Trong ngành NH Việt Nam, NHCT là NHTM nhà nước có vị thế quan trọng so với các NHTM khác về cả tầm vóc và qui mô hoạt động. Hiện tại điều hành hoạt động trong toàn hệ thống có trụ sở chính, 02 sở giao dịch, ở các tỉnh và thành phố có 125 chi nhánh NHCT phụ thuộc và trực thuộc, dưới các sở giao dịch và các chi nhánh có các phòng giao dịch và các quĩ tiết kiệm, 02 đơn vị sự nghiệp (TTĐT và Trung tâm công nghệ thông tin), 03 đơn vị độc lập (Công ty cho thuê tài chính, Công ty quản lý và khai thác tài sản, Công ty chứng khoán), 03 liên doanh (IN DOVINA BANK, Công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC, Liên doanh Bảo hiểm Châu á- NHCTVN) và liên doanh góp vốn với 9