Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam doc (Trang 89 - 90)

2. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên: (tổng hợp của 29 lớp)

2.3.2.Những hạn chế

Bên cạnh những thành công và kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho CBQLKT tại TTĐT NHCT cũng còn những hạn chế như sau:

Một là: Chương trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

Tuy xuất phát từ việc xác định nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm của các phòng ban Trụ sở chính và các đơn vị thành viên để Hội đồng quản trị NHCT phê duyệt, song một số chương trình đào tạo thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Hai là: Cơ sở vật chất hạn chế

Do cơ sở vật chất của TTĐT quá nhỏ, ít phòng học không thể cùng một lúc triển khai nhiều khóa đào tạo nên số lượng đào tạo CBQLKT hàng năm tại TTĐT ít, bình quân 25%/năm (từ tháng 7/1997 đến 31/12/2004 đào tạo được 435 lớp với 18750 học viên tham gia). Chưa xây dựng được cơ sở đào tạo riêng để phục vụ công tác đào tạo, thiếu phòng học, thiếu NH thực hành. Hiện nay nếu gọi tập trung 2 lớp học cùng một thời điểm khoảng độ 100 học viên thì cả TTĐT ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều phải thuê ngoài một nửa số phòng nghỉ cho học viên.

Ba là: Chất lượng đào tạo còn có hạn chế

Chất lượng đào tạo chưa thỏa mãn yêu cầu thực tế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của NHCT. Ví dụ các nghiệp vụ mới khi được đào tạo như: Maketing NH, nghiệp vụ thẻ, chứng khoán và môi giới chứng khoán, quản trị NH, quản trị mạng....còn mang tính lý thuyết, chưa có nhiều NH ở Việt Nam thực hiện, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này ở Việt Nam ít nên việc học viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế còn mang tính thử nghiệm nên rất vất vả tốn nhiều thời gian và công sức: vừa làm vừa học vừa rút kinh nghiệm.

Bốn là: Thiếu tài liệu chuẩn

Tài liệu giảng dạy tại TTĐT chưa được Hội đồng khoa học NHCT phê duyệt. Chưa có kế hoạch đào tạo lâu dài, thiếu giáo trình tài liệu chuẩn về NH hiện đại: các chương trình đào tạo mới mang tính thời vụ, nội dung đào tạo chưa gắn lý thuyết với thực

hành, nội dung đào tạo mới tập trung phổ biến, giải thích chính sách qui trình thủ tục nghiệp vụ, đào tạo cơ bản.

Năm là: Thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy lý thuyết, thực hành và đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn nghiệp vụ

Đội ngũ giảng viên kiêm chức giỏi nghiệp vụ có kinh nghiệm thực tế, do bận công việc nên tham gia giảng dạy không thường xuyên, công tác chuẩn bị bài giảng cũng còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo cập nhật kiến thức cho giảng viên kiêm chức chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch đào tạo lâu dài một đội ngũ giảng viên kiêm chức cho các nghiệp vụ cũng như chuẩn hóa quy chế cho giảng viên kiêm chức.

Sáu là:Còn thiếu chiến lược, mục tiêu cơ bản và dài hạn

Trung tâm đào tạo chưa xây dựng được chiến lược đào tạo lâu dài do công tác đào tạo hiện còn nhiều đầu mối, do đó việc xác định nhu cầu đào tạo hàng năm, phân loại đối tượng đào tạo: theo nghiệp vụ, trình độ... để tổ chức đào tạo cũng còn nhiều hạn chế. Chưa tổ chức điều tra cơ bản thực tế chính xác về trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ QLKT NHCT một cách bài bản, khoa học mà mới chỉ dựa vào báo cáo thống kê, mặt khác qui hoạch đào tạo CBQLKT chưa cụ thể vì vậy khó xác định mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam doc (Trang 89 - 90)