a) Mục đích.
Phân chia các khoang trên tàu là bước đầu tiên trong quá trình thiết kế, bố trí phân chia các khoang nhằm mục đích:
Cách ly các khoang cĩ cơng dụng khác nhau như khoang lương thực, khoang cá, khoang nước, khoang máy …
Đảm bảm sức bền ngang và sức bền dọc tàu.
Đảm bảo tính chống chìm của tàu.
Đề phịng hỏa hoạn. b) Phân khoang.
Tàu thiết kế gồm cĩ 50 sườn, khoảng cách sườn : a = 370 (mm).
Mỗi loại tàu cĩ yêu cầu phân khoang khác nhau, với tàu thiết kế gồm các khoang như sau:
- Khoang máy. - Khoang lái. - Khoang mũi. - Các khoang đá và cá. c) Bố trí các khoang. Khoang máy:
Được bố trí từ sườn số 6 đến sườn số 20, khu vực buồng máy máy chính đặt ở giữa tàu, các két nhiên liệu đặt trong hầm máy tại hai bên mạn tàu bằng các thùng nhựa.
Khoang cá: 8 hầm.
Bố trí từ sườn số 21 đến sườn số 44, cĩ thể dùng các khoang này chứa đá và nước ngọt khi tàu ra biển.
Khoang mũi: được bố trí từ sườn số 45 đến sườn số 49. d) Bố trí trang bị động lực trên tàu.
Việc bố trí trang thiết bị của thiết bị năng lượng tàu trong buồng máy phải phù hợp với yêu cầu của quy phạm đĩng tàu vả quy tắc kỹ thuật an tồn.
+ Tàu thiết kế là tàu đánh cá lưới kéo, buồng máy được bố trí phía đuơi tàu. Bố trí máy chính sao cho đường tâm của trục động cơ nằm trong mặt phẳng cắt dọc giữa tàu và song song với đường cơ bản và trọng tâm máy chính trùng với trọng tâm của buồng máy.
+ Máy chính được đặt trên hai đà gỗ cĩ kích thước 3300x350x400 (mm) và định vị trên các đà gỗ bằng bulơng M18.
Truyền động:
Đây là loại máy chính cĩ hộp số gắn liền với máy và được truyền động qua trục chân vịt thơng qua đoạn trục các đăng. Đoạn trục các đăng được lắp vào sẽ cĩ tác dụng như nột khớp nối mềm làm tăng them độ tin cậy cho hệ trục và máy chính.
e) Bố trí trang bị của trạm điện tàu:
Cụm máy phát DIESEL được bố trí bên mạn phải của buồng máy, trục của động cơ nằm ngang với mặt cắt dọc giữa tàu. Ắc quy gồm 4 bình bố trí bên mạn trái buồng máy.
f) Bố trí trang thiết bị hàng hải.
Trang bị cứu sinh: Theo quy định về an tồn lao động, tàu được trang bị hệ thống cứu sinh, cứu nạn bao gồm: 15 phao cá nhân, 1 phao bè đủ cho 10 người đặt trên nĩc cabin, phao trịn 4 cái, dây kẽm d = 50 (m).
Trang bị cứu đắm: Tàu được trang bị 1 bơm hút khơ loại 20m3/h, cao su tấm dày 0,05m : 0,5 m3.
Hệ thống cứu hỏa: 2 bình CO2 và một bơm li tâm trang bị ở khu vực Buồng máy.
Tín hiệu : Đèn hành trình gồm : đèn mạn phải, đèn mạn trái, đèn đuơi, đèn sự cố, Cờ Việt Nam 1lá , Pháo sáng 6 quả, pháo hiệu màu đỏ 6 quả, đèn pha 3 bộ.
Thiết bị hàng hải: La bàn 1 cái, máy định vị, máy đo độ sâu và dị cá một cái, hải đồ khu vực Việt Nam 1 bộ, máy thơng tin tầm gần và tầm xa 1 bộ.
Hệ thống lái: Tàu lắp một bánh lái kiểu nửa cân bằng, hệ thống điều khiển bằng vơ lăng quay tay đặt trong ca bin qua hệ thống lái dây cáp và xích truyền đến secto lái.
Hệ thống neo: Tàu sử dụng 1 neo chính ,1 neo phụ và dây neo bằng xơ sợi tổng hợp d =35 mm dài 100 m x 2, thả và kéo neo bằng tời trích lực và sức người. Kết quả của cơng việc này sẽ cho ra những bản vẽ (được in riêng ở khổ giấy lớn trong đề tài này), và hình 4.12 là bản vẽ khơng cĩ tỉ lệ nhằm giới thiệu kết quả đã đạt được.
Hình 4.12: Bố trí chung buồng máy được thể hiện qua bản vẽ.