Khu vực neo Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)

3.6.3.1. Phân tích ưu điểm, nhược điểm từng yếu tố: * Điều kiện tự nhiên:

a. Ưu điểm:

Cũng giống như hai khu vực neo trên thì Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương có địa hình che chắn rất tốt và các điều kiện khí tượng thủy văn có những ưu điểm như hai khu vực neo cảng cá Đá Bạc và bến cá Lăng Ông.

Có chất đáy là bùn pha cát nên là điều kiện lý tưởng để neo cắm sâu vào đất và không bị rê neo khi tàu thuyền neo đậu ở đây.

b. Nhược điểm:

Ở đây có đặc điểm về thủy triều giống cảng Đá Bạc nên nó cũng có khuyết điểm là biên độ thủy triều giữa kỳ nước cường và nước kém lớn.

Độ sâu nhỏ cho nên tàu thuyền lớn ra vào không được.

* Cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá: a. Ưu điểm:

Mặc dù là những bến cá neo đậu tự phát nhưng khu vực neo Cầu Bà Thương và Cầu Ông Hưởng đã có hai cây cầu bằng gỗ do tư thương xây dựng để phục vụ cho tàu thuyền ra vào lấy các nhu yếu phẩm cho chuyến biển.

Có hệ thống cấp nước được lấy từ thị trấn Ba Ngòi nên đảm bảo vệ sinh không làm hại đến sức khỏe của ngư dân khi dùng.

Do sử dụng luồng lạch chung với cảng thương mại Ba Ngòi nên luồng lạch có đầy đủ đèn báo cửa và hệ thống báo hiệu dẫn đường đảm bảo cho tàu ra vào an toàn cả ngày lẫn đêm. Đồng thời độ sâu luồng và chiều rộng luồng và điều kiện khí tượng thủy văn rất đảm bảo.

b. Nhược điểm:

Hai cầu ở đây đều bằng gỗ nên không chắc chắn khi các tàu vào lấy các nhu yếu phẩm rất dễ làm cầu gãy. Mặt khác hai cầu này quá nhỏ nên chỉ cung cấp xăng dầu, nước đá mà không có một tư thương nào thu mua các sản phẩm thủy sản nên khi tàu vào lấy xăng dầu, nước đá thì không thể kết hợp để bán các sản phẩm thủy sản làm mất thời gian và làm cho chi phí đi đi lai nhiều hơn cho các tàu thuyền

Đường xá quá nhỏ làm cho các xe lớn không thể vào được. Điều này sẽ làm cho các tàu thuyền khi muốn lấy các nhu yếu phẩm nhanh thì không đáp ứng được.

3.6.3.2. Những khâu, yếu tố là nguy cơ, tiềm ẩn nhiều tai nạn:

- Ở đây tàu bè ra vào neo đậu lộn và do mật độ tàu trong khu vực neo cao nên tàu thuyền rất dễ đâm vào nhau hoặc khi tàu di chuyển trong khu vực neo sẽ rất dễ làm cho đứt lĩn neo của các tàu đang neo làm cho tàu đang neo bị trôi dạt, đặc biệt lúc có gió bão nếu đứt lĩn neo có thể làm tàu bị chìm.

- Do tàu buộc vào bất cứ vật gì có trên bờ để neo tàu, các vật này thường không chắc chắn nên chỉ cần một tác động nhỏ là làm dây bứt ra. Cho nên tàu thuyền sẽ rất dễ bị trôi dạt gây nguy hiểm cho tàu và cho các phương tiện khác lưu thông trong khu vực.

- Hai cầu ở hai khu vực neo này đều làm bằng gỗ không chắc chắn. Cho nên khi tàu thuyền cập vào để lấy các nhu yếu phẩm nếu thuyền trưởng không kiểm soát được trớn tàu tức trớn tàu còn lớn khi tiếp xúc với cầu sẽ đâm vào cầu với một lực rất lớn làm cho cầu dễ bị gãy làm nguy hiểm cho tàu và người . Do trên cầu có xăng dầu nên có thể gây cháy nổ và làm ô nhiễm môi trường.

- Độ sâu của cả hai khu vực neo đều không đảm bảo cho nên khi tàu neo đậu ở đây lúc thủy triều xuống mà các tàu neo gần bờ rất dễ bị mắc cạn nếu không có biện pháp kịp thời sẽ làm tàu vỡ.

Nhận xét: Qua đó chúng ta có thể thấy được khu vực neo Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương là hai khu vực neo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá hiện tại không thỏa mãn, không đảm bảo cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương

Như vậy qua phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các khu vực neo thì dựa vào tiêu chí để lựa chon khu vực neo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá thì khu vực neo được lựa chọn là Cảng Đá Bạc nó cũng phần nào đáp ứng được tương đối các tiêu chí. Bởi vì nó có các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi và có một cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá đáp ứng một phần lớn nhu cầu cho ngư dân và các tàu thuyền vào đây neo đậu tránh trú bão hoặc làm hàng.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)