Tàu thuyền ở hai khu vực neo Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương rất lộn xộn. Do không có một cơ quan nào quản lý về vùng neo nên tàu neo đậu ở bất cứ vị trí nào. Ra vào bất kỳ thời gian nào và có thể dùng bất kỳ các vật gì để buộc tàu vào để giữ tàu khỏi bị trôi.
3.5.2. Phạm vi giới hạn:
Hai khu vực neo này có chiều rộng tính từ bờ ra là 350m, chiều dài tính theo mép bờ là 400m.
Như vậy diện tích của khu vực neo là: S = 350 x 400 = 140.000m2.
3.5.3. Diện tích theo từng độ sâu:
Ở hai khu vực neo Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương toàn bộ khu vực neo có độ sâu không quá 2m, với diện tích là: 140.000m2.
Chất đáy toàn khu vực neo là bùn pha cát
3.5.4. Số lượng tàu thuyền neo đậu trong mùa bão:
Số lượng tàu thuyền neo đậu trong mùa bão của cả hai khu vực này 40 trong đó Cầu Ông Hưởng là 20 chiếc, Cầu Bà Thương 20 chiếc. Tàu thuyền neo đậu ở hai khu vực neo này làm các nghề là giã đơn, giã đôi, vây ánh sáng.
Bảng 3.4: Số lượng tàu thuyền theo công suất có thể neo đậu tại hai bến trong mùa bão
Công suất 20- <90CV 90 - <150CV
3.5.5. Những văn bản pháp quy:
Do đây là một khu vực neo đậu tự phát do nhân dân thấy thuận tiện nên tàu thuyền neo ở đây. Cho nên không có một văn bản pháp quy về công tác neo đậu tàu, Cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá áp dụng trong khu vực neo này.