Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 35)

Phương pháp điều tra số liệu:

Thu thập các số liệu từ trung tâm quản lý các công trình thủy sản Khánh Hòa, các số liệu tổng quan về nghành thủy sản tỉnh Khánh Hòa dựa vào các tài liệu của nghành và của địa phương.

Tiến hành điều tra phỏng vấn chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên, ngư dân của các tàu thuyền neo đậu tại khu vực neo và các cán bộ, nhân viên phụ trách các công việc tại các khu vực neo .

Đến các khu vực neo thuộc thị xã Cam Ranh để tìm hiểu và lấy số liệu.

Dùng phương pháp thống kê phân tích các số liệu thu thập được để tìm ra những nguy cơ, tiềm ẩn những tai nạn cho tàu và người trong khu vực neo.

2.3. Tiêu chí để đánh giá lựa chon khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tàu thuyền nghề cá:

2.3.1. Cơ sở pháp lý:

- Được sự đồng ý và cho phép của UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy sản Khánh Hòa thì khu vực neo đậu mới được sủ dụng làm khu neo đậu.

- Hoạt động của vùng neo phải tuân thủ theo đúng những quy định của Trung tâm Quản lý và khai thác các công trình thủy sản Khánh Hòa, các cơ quan có trách nhiệm quản lý.

- Hoạt động theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước.

2.3.2. Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đ ậu tàu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá:

Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu tàu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá được xem là tốt khi có đầy đủ nhân lực trong mỗi công việc sau:

Quản lý chung các khu neo đậu có Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy sản Khánh Hòa.

Ban quản lý các khu neo đậu giúp giám đốc Trung tâm quản lý khai thác vùng neo đậu , tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá tại các khu neo đậu có hiệu quả. Quản lý và bảo vệ công trình của khu neo đậu, bảo vệ trật tự an ninh, kiểm soát vệ sinh an tòan thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng chống cháy nổ.

Nhu cầu nhân lực tại các khu neo đậu cần phải có: - Bộ phận gián tiếp: + Giám đốc :01 + Phó giám đốc: 02 + Phòng hành chính + Phòng kế toán, tài vụ - Bộ phận trực tiếp: + Đội bốc xếp + Đội thu phí

+ Đội điều độ cầu cảng + Đội vệ sinh môi trường + Đội bảo vệ

+ Trạm cấp nước + Trạm cấp điện + Trạm nước thải

Sơ đồ tổ chức khu vực neo đậu theo hình 2.1:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý khu neo đậu

Để đáp ứng cho công việc được tốt thì các cán bộ, nhân viên làm việc trong khu vực neo đậu phải có năng lực, trình độ chuyên môn , nhiệt tình và đạo đức trong công việc.

2.3.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với khu neo đậu: 2.3.3.1. Vùng nước đậu tàu

- Vùng nước đậu tàu tương đối lặng sóng, kín gió, được che chắn tối thiểu là 3 phía khỏi sóng biển, tốt nhất là nằm trong các vịnh kín hoặc cửa sông cách ly với sóng biển

- Vùng nước đậu tàu phải đủ rộng, có độ sâu phù hợp (Độ sâu tối thiểu từ 1,1-1,5 mớn nước của tàu lớn nhất ra vào khu neo đậu kể từ mực nước thấp nhất). Độ sâu trước hết phải thỏa mãn mớn nước của tàu và chân hoa tiêu (lượng nước giữa đáy tàu và đáy biển). Độ sâu khu vực neo phải được tính khi thủy triều thấp nhất. Giá trị tối thiểu của độ sâu khu vực neo được xác định theo công thức (2.1) :

HN = TLN + 2/3hs + hD (2.1) Giám đ c P. Giám đ c ph trách tài v P. Giám đ c ph trách k thu t Phòng hành chính Phòng k toán tài v

Đội bảo vệ Đội thu phí

Trm cp n c Tr m c p đi n Trạm nước thải Đi u đ c u c ng Đội bốc xếp Đội Vệ sinh

Trong đó:

HN: là độ sâu tối thiểu trong khu vực neo (m). TLN: là mớn nước lớn nhất của tàu (m).

hs: Chiều cao sóng cực đại (m). hD: Chân hoa tiêu (m).

- Vùng quay trở: Được tính theo công thức (2.2) Dq = 3 x Lt (2.2)

Trong đó:

Dq: Đường kính khu quay trở Lt: Chiều dài tính toán.

- Chiều rộng khu nước trước bến: Được tính theo công thức (2.3) Bv = 3,5 x Bt (2.3)

Trong đó:

Bv: Chiều rộng vùng nước trước bến Bt: Chiều rộng tàu tính toán.

- Chiều sâu trước bến: Được tính theo công thức (2.4) H = T + z1 + z2 + z3 + z4 (2.4)

Trong đó:

H: Chiều sâu khu nước trước bến T: Mớn nước tàu tính toán

z1: Độ sâu dự trữ dưới đáy tàu khi chạy z2: Độ sâu dự trữ do sóng

z3: Độ sâu dự trữ tăng mớn nước khi tàu chạy z4: Độ sâu dự trữ do bồi lắng phù sa.

- Chất đáy vùng neo đậu, đáp ứng được yêu cầu của các phương tiện vào ra hay neo đậu tại các khu vực neo. Chất đáy giữ neo tốt, khi thả neo xuống dễ bám, bám nhanh, bám chặt nhưng khi cần thu neo thì phải dễ dàng, an toàn và thuận lợi. Chất đáy tốt nhất là bùn sét và bùn pha cát. Mặt đáy cũng quan trọng không kém trong việc đảm bảo an toàn cho tàu. Mặt đáy phải bằng phẳng, ít gồ ghề, độ dốc

nhỏ. Vì những chỗ nhô lên có thể làm nguy hiểm cho tàu. Độ dốc lớn sẽ làm cho neo bị trượt trên đáy khi lĩn neo đổi hướng dẫn đến lực giữ không đảm bảo.

- Trường hợp diện tích tự nhiên vùng neo hẹp, điều kiện địa hình chất đáy không đảm bảo giữ neo, cần bố trí các trụ neo, phao neo độc lập để hỗ trợ và tổ chức việc neo đậu tàu.

2.3.3.2. Luồng vào khu neo đậu:

- Luồng vào đủ rộng và sâu để loại tàu cá cỡ trung bình có thể ra vào đồng thời (luồng hai chiều), loại tàu cá cỡ lớn nhất có thể ra vào an toàn theo tiêu chuẩn luồng một chiều.

- Chiều rộng tối thiểu tối thiểu của luồng bằng 8 lần chiều rộng của tàu cá cỡ trung bình hoặc 4-5 lần chiều rộng của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu vực neo.

- Chiều sâu luồng tối thiểu bằng 1,1-1,5 lần mớn nước của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu neo đậu kể từ mực nước thấp nhất tùy thuộc địa chất đáy.

- Trên luồng phải có đèn báo cửa và hệ thống báo hiệu dẫn đường đảm bảo cho tàu ra vào an toàn cả ngày lẫn đêm.

- Điều kiện khí tượng, thủy văn trên luồng bảo đảm chạy tàu an toàn.

2.3.3.3. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần của khu neo đậu:

- Trên vùng đất của khu neo đậu cần có các cơ sở cung ứng các dịch vụ thiết yếu phục vụ ngư dân và tàu cá (nước ngọt, nước đá, thông tin liên lạc, y tế…) tối thiểu phải đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiết và sự cố tai nạn.

- Bến tàu phải đảm bảo cho tàu ra vào dễ dàng, chắc chắn. Và bảo đảm cho tàu neo đậu làm hàng an toàn, tàu neo đậu ở ngay tại bến tàu càng nhiều thì càng tốt vì sẽ giải quyết nhanh không làm mất thời gian cho tàu.

+ Chiều dài l bến được xác định theo công thức sau: Lb = Lt + d

Trong đó:

Lb-Chiều dài bến

Lt-Chiều dài tàu tính toán D - Khoảng cách an toàn = 8m.

+ Chiều rộng bến: chiều rộng bến B = 10m là có thể đáp ứng được yêu cầu làm hàng trên bến và ổn định công trình.

+ Tải trọng bến: Tải trọng trên bến bao gồm hàng hoá và thiết bị. Hàng hoá có tải trọng rải đều 1,5T/m2 và thiết bị là đoàn xe cơ giới.

- Đường bãi tốt và đủ rộng cho các loại phương tiện ra vào khu vực neo đậu an toàn.

- Phải có một nhà phân loại, nhà chợ trên vùng đất của khu vực neo để sản phẩm thủy sản được mua bán, sơ chế, phân loại, thêm đá sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Có một nhà điều hành trên vùng đất của khu vực neo là chỗ làm việc của ban quản lý khu vực neo.

- Phương tiện, trang thiết bị thông tin báo hiệu hỗ trợ cứu hộ cứu nạn … đủ để chủ động ứng phó và phối hợp với các lực lượng phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn trên biển của trung ương và địa phương

- Các hạng mục cung ứng dịch vụ và hỗ trợ cứu hộ cứu nạn chủ yếu dựa vào các cơ sở hiện có của cảng cá, cảng giao thông, thị trấn, thị tứ ở khu vực hoặc các cảng cá, cơ sở dịch vụ nghề cá sẽ triển khai xây dựng.

2.3.3.4. Cách sắp xếp bố trí tàu trong khu vực neo:

- Vị trí neo chỉ định cho tàu phải phù hợp với thông số kỹ thuật của tàu (độ sâu, chất đáy, bán kính quay trở), đảm bảo tàu neo đậu an toàn và giao thông thuận lợi.

- Giải phóng tàu nhanh, an toàn, tạo môi trường thuận lợi cho phương tiện lưu thông, kiểm soát được lượng tàu ra vào.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHU VỰC

NEO ĐẬU, CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ TÀU THUYỀN

NGHỀ CÁ THỊ XÃ CAM RANH

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG3.1.1.Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)