PHÂN TÍCH NGUY CƠ TIỀM ẨN NHIỀU TAI NẠN

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 64)

VỰC NEO

VỰC NEO ở cửa vịnh còn được bao boc bởi vòng cung các đảo Bình Ba, Bình Hưng, mũi Cừa, mũi Sộp, mũi Cà Liên. Nên vị trí neo trong cảng Đá Bạc rất kín gió và êm sóng. Có thể nói ở đây về địa hình che chắn hội tủ đủ các điều kiện lý tưởng cho các tàu thuyền neo đậu.

Diện tích vùng nước của cảng lớn với 100.256m2. Diện tích độ sâu từ 2-5m rất lớn là 98.719m2. Đây là độ sâu phù hợp cho các tàu cá neo đậu.

Ở trước bến tàu có độ sâu lớn là -3,86m là một độ sâu lý tưởng cho các tàu cá ra vào làm hàng và neo đậu tại cầu cảng. Theo công thức (2.4) thì với tàu 500CV và các điều kiện khác ở cảng Đá Bạc thì ta có thể biết được: T = 2,62m; z1 = 0,04T = 0,1m; z2 = 0,1m; z3 = 0,15m; z4 = 0,4m. Từ đó suy ra: H = 3,37m là độ sâu yêu cầu trước bến. Mà thực tế độ sâu trước bến là – 3,86m nên độ sâu trước bến vượt tiêu chí. Do đó cảng Đá Bạc rất đảm bảo an toàn về độ sâu trước bến khi tàu vào neo đậu ngay tại bến tàu.

Chiều rộng khu nước trước bến là 26,3m là đảm bảo chiều rộng khi tàu cập vào cầu vì với tàu 500cv có: Btmax = 7,5. Theo công thức (2.3 ) => Bv = 26,3m.

Nền đáy bằng phẳng độ dốc ít, chất đáy là ở đây là là các vụn cát san hô, cỡ hạt trung lẫn ít bùn sét trạng thái xốp, bão hòa nước, Chất đáy này sẽ làm cho neo cắm sâu và không bị rê neo.

Vị trí neo nằm trong khu vực Khánh Hòa các cơn bão thường hình thành ở ngoài khơi nhưng khi tiến vào đất liền thì đổi hướng. Cho nên ở Khu vực neo này rất ít bị các cơn bão đổ vào.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 64)