Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 70 - 82)

Theo Luật NSNN, ngân sách xã là một cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Mọi hoạt động thu chi NSNN phát sinh tại xã, cho đến nay vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào NSNN. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán ngân sách nhưng trong thực tế nhiều khoản thu chi không hạch toán vào sổ sách kế toán, theo dõi như một cuốn "sổ chợ". Cán bộ kế toán ngân sách xã yếu về trình độ, thường xuyên thay đổi qua mỗi kỳ bầu cử thực sự khó khăn để tiếp thu chế độ chính sách và thực hiện công tác kế toán NSX theo đúng Luật.

Tỉnh Vĩnh phúc có 150 xã, phường, thị trấn trong đó có 39 xã miền núi. Nguồn thu tại xã rất nhỏ, không đáp ứng nhu cầu chi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, hầu hết các xã đều phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Do đó phải có sự quan tâm đúng mức của ngân sách cấp trên thông qua cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng nguồn thu lâu dài cho ngân sách xã. Phải căn cứ vào tình hình thực tế mà tổ chức các hình thức và biện pháp thu thích hợp, hiệu quả. Trong chi tiêu trước hết phải đảm bảo chi đúng chế độ, kịp thời các khoản lương và sinh hoạt phí của cán bộ xã, các khoản nghiệp vụ phí rồi mới mua sắm, sửa chữa...

Chú trọng những biện pháp đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn mới như chi đầu tư kiên cố hoá kênh mương theo chủ trương của Chính phủ... Có thể đa dạng hoá nguồn lực tại chỗ bằng cách huy động ngày công, vật tư, kinh phí giao cho đội xây dựng của xã thực hiện. Như vậy vừa gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong xã với công việc.

Nhà nước cần ban hành định mức chi tiêu cho ngân sách cấp xã để đảm bảo thực hiện thống nhất trong cả nước tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện như hiện nay.

Theo báo cáo của các huyện, thị số nợ tồn đọng của ngân sách xã tính đến 31/12/1999 là 37.869 triệu đồng trong đó nợ XDCB là 26.605triệu đồng, nợ sinh hoạt phí là 3.984 triệu đồng. Đây là khoản công nợ chưa có nguồn để thanh toán, Sở Tài chính Vật giá và Kho bạc nhà nước tỉnh đã có văn bản hướng dẫn trước mắt cần khoanh nợ cũ lại, các xã chủ động lập phương án trả nợ bằng cách tăng thu hàng năm để trả nợ từng bước. Từ năm 2000 phải thực hiện chi trả lương cán bộ xã hàng tháng theo nghị quyết HĐND tỉnh.

Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu, chi ngân sách xã trực tiếp qua Kho bạc nhà nước theo Luật NSNN và quyết định 827 của Bộ Tài chính.

Tóm lại: Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã phải từ ngay nhận thức của cán bộ chính quyền cấp xã trong việc quản lý và điều hành ngân sách xã. Phải tôn trọng dự toán được phê chuẩn, mọi khoản chi phải đảm bảo đủ điều kiện chi theo quy định.

Phải tổ chức thực hiện công khai dự toán ngân sách, công khai các khoản chi tiêu và quyết toán ngân sách xã để tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND xã, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã, đảm bảo quản lý, sử dụng ngân sách xã chặt chẽ, hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác kế toán NSX theo thông tư 01 của Bộ Tài chính, chấp hành đúng, đủ chế độ kế toán, chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán để có thể phản ảnh một cách đầy đủ, liên tục, chính xác mọi hoạt động thu chi ngân sách xã giúp lãnh đạo xã có thông tin đầy đủ trong quản lý điều hành ngân sách giúp cho các cấp, ngành có cơ sở đáng tin cậy trong việc nghiên cứu định ra chính sách phù hợp đối với NSX.

Trong phân cấp ngân sách: Đối với các khoản thu theo tỷ lệ % giữa NSX, huyện và NS tỉnh nhất là các khoản thu được dùng để bố trí chi XDCB theo nguồn hình thành như thu cấp quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng hơn nữa tỷ lệ đối với NSX để tăng cường trách nhiệm thu và chủ động điều hành đối với NSX.

3.2.5-Đổi mới bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý NSNN

3.2.5.1- Tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý NSNN

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý NSNN ở các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước và kế toán các đơn vị dự toán các cấp theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả, tạo ra mối quan hệ ăn khớp giữa các cơ quan này, bảo đảm NSNN thực sự là một công cụ quan trọng của nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế.

- Bộ máy quản lý NSNN vừa là chuyên ngành và đa ngành, một mặt cần quy định trách nhiệm, quyền hạn trong hệ thống dọc cơ cấu bộ máy; mặt khác cần quy định quan hệ phối hợp trong quan hệ ngang với mục tiêu chung là quản lý có hiệu quả NSNN.

Đổi mới các thủ tục trên cơ sở đổi mới chế độ làm việc bao gồm quy chế, phong cách và phương pháp làm việc, quan trọng nhất là gắn quyền hạn với trách nhiệm của

mọi tổ chức và cá nhân trong việc ra quyết định và điều hành công việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản lý. Đồng thời, xây dựng, bố trí đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm, kiên quyết chống tham nhũng và loại trừ các phần tử thoái hoá biến chất ra khỏi bộ máy quản lý NSNN.

-Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động.

Tỉnh cần trang bị đồng bộ thiết bị tin học đối với bộ máy quản lý NSNN các cấp và các đơn vị thụ hưởng NS để thực hiện tin học hoá trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo hệ thống thông tin nhanh nhạy, kịp thời, hệ thống dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các quyết định về xử lý và điều hành một cách đúng đắn và thông suốt. Đó cũng là điều kiện để hợp lý hoá các khâu, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quản lý.

3.2.5.2- Nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ quản lý NSNN

Về công tác cán bộ, Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII có ghi: “Cán bộ lãnh đạo và quản lý phải có tri thức được đào tạo có hệ thống và trải qua rèn luyện trong thực tiễn, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành” và “Tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp cao, có ý thức giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc được giao”.

Một người cán bộ muốn hoàn thành tốt công việc được Đảng và nhân dân giao phó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, trung thực và hiểu biết về công tác được giao và phải có sức khoẻ tốt. Đó cũng chính là tiêu chuẩn tối thiểu của người cán bộ nói chung. Đối với cán bộ quản lý tài chính ngân sách – là người chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong ngành và của địa phương mình thì những tiêu chuẩn đó càng phải được chú trọng, nâng lên thành bản lĩnh của mình. Nghĩa là:

-Về phẩm chất đạo đức:

+Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn quán triệt và chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

+Cán bộ quản lý NSNN phải là người trung thực với chính bản thân mình và với cấp trên. Có như vậy mới hạn chế được tệ tham nhũng tiền của nhà nước.

+Có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao từ khâu lập dự toán ngân sách đến chấp hành ngân sách và quyết toán NSNN.

+Có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh. -Về năng lực chuyên môn:

+Phải hiểu biết sâu sắc công việc quản lý tài chính ngân sách, nắm vững trình độ chuyên môn của cán bộ dưới quyền; biết sử dụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, có kiến

thức về kinh tế thị trường và kiến thức chuyên ngành khác có liên quan. Thường

xuyên nghiên cứu học tập để bổ sung những kiến thức mới trong lĩnh vục tài chính ngân sách. Phải biết và sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng vì đó là phương tiện làm giàu tiềm năng tri thức và là điều kiện để tiếp thu áp dụng những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý tài chính ngân sách trên thế giới nhằm phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về tài chính ngân sách.

+Có tinh thần phối hợp nhiệm vụ với các ngành có liên quan để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Có năng lực tổ chức triển khai công việc: Biết và hiểu công việc một cách thấu đáo, phân giao nhiệm vụ một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong nội bộ, gương mẫu tôn trọng và giữ nghiêm kỷ luật.

Xuất phát từ tiêu chuẩn trên đòi hỏi việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ ngành tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng phải:

-Đủ trình độ, chuyên môn hoá theo ngành nghề, bám sát đặc điểm ngành nghề đồng thời có quan điểm toàn diện. Tạo điều kiện môi trường, hành lang hấp dẫn cho việc chuyên môn hoá cán bộ, tích tụ kinh nghiệm lâu dài từ thực tiễn.

-Nâng cao trình độ tổng hợp toàn diện của người cán bộ tài chính, rèn luyện phẩm chất chính trị, bản lĩnh đấu tranh cách mạng, nhiệt tình đi sâu công việc, dám đấu tranh giữ vững chính sách và cơ chế quản lý tài chính, bảo đảm cho thể chế tài chính của nhà nước được chấp hành nghiêm túc.

-Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính có năng lực, phẩm chất, đạo đức lối sống lành mạnh, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không vướng vào tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, gần gũi quần chúng.

-Đào tạo gắn với tiêu chuẩn hoá từng chức danh viên chức ngành tài chính và yêu cầu sử dụng cán bộ.

-Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ tài chính - kế toán trong toàn ngành. Đó là khâu quyết định việc quán triệt và thực hiện có kết quả đường lối chủ trương chính sách cuả Đảng và nhà nước.

Kiến nghị và kết luận Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp trên chúng tôi kiến nghị:

*Đối với Trung ương

-Cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho địa phương để nâng cao tính chủ động sáng tạo của địa phương, cụ thể:

+Quốc hội chỉ quyết định ngân sách Trung ương. HĐND quyết định dự toán ngân sách cấp mình. Đảm bảo độc lập hơn cho các cấp chính quyền địa phương.

+Trường hợp Quốc hội vẫn quyết định NSNN thì chỉ thực hiện ở năm đầu thời kỳ ổn định, các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định Trung Ương không giao dự toán thu chi cho địa phương mà chỉ tổng hợp ngân sách địa phương đã được HĐND quyết định báo cáo Quốc hội.

+Mở rộng tỷ lệ điều tiết đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và ổn định trong 5 năm để phù hợp với kế hoạch trung hạn phát triển kinh tế xã hội.

-Giao việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền địa phương cho tỉnh quyết định. Mở rộng hơn nữa tỷ lệ điều tiết một số khoản thu cho ngân sách cấp dưới để tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động khai thác nguồn thu và bố trí chi.

-Đối với ngân sách cấp xã cần phân loại xã để xây dựng mô hình tổ chức quản lý ngân sách xã cho phù hợp. Đối với những xã có điều kiện về nguồn thu và trình độ cán bộ quản lý tốt nên phân cấp cụ thể, còn đối với những xã nghèo nhất là các xã miền núi, điều kiện giao dịch với Kho bạc nhà nước khó khăn, trình độ cán bộ hạn chế nên chuyển thành đơn vị dự toán của ngân sách huyện để vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chi tại xã vừa đảm bảo yêu cầu quản lý.

*Đối với Tỉnh

-Xây dựng cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách ổn định trong khoảng thời gian 5 năm. Mạnh dạn phân cấp các nguồn thu và tỷ lệ phân chia cao hơn đối với ngân sách cấp dưới nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của cơ quan cấp dưới trong việc bồi dưỡng, khai thác nguồn thu để tăng thu cho NSNN. Đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để phân cấp cho phù hợp.

-Thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi thường xuyên đối với một số đơn vị HCSN đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý tài chính, trên cơ sở xác định biên chế đầy đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có tính đến yếu tố đặc thù của đơn vị hoặc ngành. Khoán chi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+Đơn vị được khoán chi phải hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.

+Kinh phí khoán chi cho đơn vị là trọn gói, không bổ sung (trừ trường hợp bất khả kháng). Đơn vị chủ động bố trí và thực hiện dự toán chi theo đúng quy định của Luật NSNN và tự chịu trách nhiệm trong việc điều hành chi. Kinh phí tiết kiệm được hoặc không chi hết được phép thành lập quỹ phúc lợi của đơn vị.

+Dự toán giao chi thường xuyên hàng năm được tính trên cơ sở biên chế đầy đủ theo yêu cầu nhiệm vụ nhân với định mức tính trên đầu biên chế/năm (không tính chi mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới).

+Đơn vị được khoán chi có thể xây dựng khoán trực tiếp tới từng biên chế trong đơn vị với mức chi cho từng cán bộ, công chức nhưng phải được hội nghị toàn thể cán bộ, công chức tham gia và cụ thể hoá thành nghị quyết.

-Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện những sai sót trong qúa trình quản lý NSNN, lắng nghe ý kiến của các đơn vị cơ sở để từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm quản lý ngày càng hiệu quả nguồn vốn NSNN.

Kết luận

Từ những nội dung được nghiên cứu trong luận án, có thể rút ra những kết luận sau:

1-Ngân sách nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền tài chính quốc gia nhất là trong điều kiện hiện nay, nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế và các

nước trong khu vực. Sự ổn định vững chắc của NSNN quyết định sự phát triển nền kinh tế - xã hội, công bằng xã hội và có tính chất điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.

Chính vì vậy quản lý NSNN luôn là vấn đề cần được coi trọng và ngày càng được hoàn thiện nhằm sử dụng nguồn vốn NSNN một cách tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến tới mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".

2-Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả nhất định. Là một trong những tỉnh mới tái lập có tốc độ đầu tư phát triển cao so với các tỉnh bạn, kinh tế xã hội phát triển, thu nhập và đời sống dân cư được nâng cao, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc đang được đổi mới. Song vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục và thực hiện tốt hơn nữa trong công tác quản lý NSNN theo hướng vừa phát huy tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương, vừa bảo đảm những nguyên tắc cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 70 - 82)