Tiếp tục đổi mới phân cấp ngân sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 62 - 66)

-Tiếp tục thực hiện và phát huy nguyên tắc vừa đảm bảo tập trung cho NSTW vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương trong việc điều hành ngân sách đã được phân cấp. Để đảm bảo nguyên tắc này, Quốc hội chỉ quyết định các nhiệm vụ cơ bản của ngân sách nhà nước như tỷ lệ động viên từ GDP, mục tiêu chi cần tập trung, tỷ lệ bội chi... và quyết định chi tiết ngân sách trung ương trong đó có số bổ sung từ NSTW cho NSĐP.

-HĐND tỉnh chỉ quyết định chi tiết ngân sách tỉnh trong đó có số bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện. HĐND cấp huyện, xã tự quyết định ngân sách của mình, như vậy một mặt nâng cao được tính chủ động, sáng tạo của địa phương, mặt khác đảm bảo ngân sách các cấp được quyết định chi tiết sát với thực tế của địa phương, từ đó nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và việc điều hành ngân sách cũng sát với dự toán được giao hơn.

-Gắn việc phân cấp ngân sách với sự phân chia quyền lợi về kinh tế - xã hội. Việc phân chia các nguồn thu và các nhiệm vụ chi phải rõ ràng, cụ thể và ổn định trong một thời gian tương đối dài để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách

ổn định. Khi phân định nguồn thu, ngân sách tỉnh cần nắm các nguồn thu tập trung lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi cơ bản của tỉnh và để điều hoà giữa các huyện. Ngân sách huyện, xã cần đảm nhiệm các nguồn thu có diện rộng, khối lượng không lớn, nhằm đảm bảo hiệu quả chung của việc khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

3.2.2-Đổi mới chu trình quản lý NSNN

3.2.2.1- Công tác lập dự toán NSNN:

Hiện nay việc lập dự toán ở các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong tỉnh thường có tư tưởng xây dựng dự toán thu thấp và dự toán chi thật cao, không dựa vào chỉ tiêu cụ thể, thực sự của địa phương, để rồi ngân sách cấp trên cắt gọt bớt là vừa. Do đó dự toán ngân sách chưa phản ánh được thực chất kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Vì vậy phải đổi mới ngay từ khâu lập dự toán ngân sách. Cụ thể :

Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khai thác triệt để từng vùng và lợi thế của điạ phương. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn giúp cho cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn của NSNN; là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế-xã hội đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch.

-Dự toán ngân sách phải được thảo luận giữa ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào NSNN và mọi khoản chi đều phải có dự toán và phải được tính theo định mức, tiêu chuẩn quy định.

3.2.2.2- Chấp hành NSNN:

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế, tài chính và biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NSNN trở thành hiện thực. Chấp hành NSNN một cách đúng đắn là tiền đề quan trọng đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Từ đó làm cho kinh tế địa phương tăng trưởng và phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Chỉ có chấp hành ngân sách theo đúng luật ngân sách nhà nước quy định mới có khả năng kiểm tra tính đúng đắn, hiện thực của các chỉ tiêu trong dự toán NSNN.

-Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách. Việc kiểm tra, thanh tra là một nội dung quan trọng trong công tác

quản lý ngân sách, được coi là một trong những yếu tố huy động nguồn vốn của nhà nước và quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn vốn đó.

3.2.1.3- Quyết toán NSNN:

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN, phản ánh tình hình chấp hành NSNN hàng năm. Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất, kịp thời và chính xác cần phải thực hiện:

-Quyết toán phải tuân theo nguyên tắc về nội dung chuyên môn của công tác quyết toán do Bộ Tài chính ban hành như hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khoá sổ sách cuối năm....

-Trong quá trình kiểm tra xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản phải thu nhưng chưa thu phải truy thu cho NSNN. Các khoản chi không đúng quy định được thu hồi cho NSNN.

-Việc quyết toán NSNN phải được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh đúng mục lục ngân sách và trong dự toán năm được duyệt. Kiên quyết xuất toán những khoản chi không đúng chế độ, chi sai mục đích nhằm thu hồi vốn cho NSNN.

-Trong công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng giảm các khoản thu và các lĩnh vực chi của ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách chế độ, ... làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

-Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao khả năng chuyên môn của người làm công tác quyết toán NSNN ở các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

3.2.3-Đổi mới công tác quản lý thu NSNN và chi NSĐP 3.2.3.1 -Đổi mới công tác quản lý thu NSNN

-Tiếp tục công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đến các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư để mọi tổ chức,công dân hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

-Tăng cường công tác quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN mà trước hết là các khoản thuế vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thông

qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội.

-Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hướng giảm thuế suất, mở rộng diện thu, đơn giản các sắc thuế; có chính sách thuế khuyến khích mạnh mẽ đầu tư và tích luỹ trong nước để tăng thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khai thác và quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả.

Trước mắt cần thực hiện những biện pháp cụ thể như:

+Hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán hạch toán kế toán các loại thuế mới, đăng ký thuế, kê khai tính thuế, nộp thuế.

+Tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp; trong công tác quản lý vật tư, tiền vốn, chi phí, giá thành,... để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, bán, khoán doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

+Ngăn chặn các trường hợp cho tư nhân kinh doanh núp bóng doanh nghiệp nhà nước; các trường hợp khoán trắng cho mậu dịch viên, khoán số tiền nộp theo đầu phương tiện... để thực hiện tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp sát đúng.

+Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm luật thuế của nhà nước, xâm tiêu tiền thuế, thoả thuận thuế... nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích nhà nước, coi thường pháp luật.

-Đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nguồn thu mới, lâu dài, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên của từng vùng và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Trong lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng: Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng một mặt tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng, mặt khác thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy hoạch tổng thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung ở những nơi có mặt bằng rộng, dân cư thưa tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

+Trong lĩnh vực thương mại du lịch: Đầu tư xây dựng khu nghỉ mát Tam đảo, khu du lịch Đại lải, Đầm vạc, di tích đền Quốc mẫuTây thiên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

+Trong lĩnh vực công nghiệp: Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở huyện Mê linh, Bình xuyên, công nghiệp giầy da, may mặc ở huyện Mê linh tận dụng tối đa lợi thế vị trí địa lý, khơi dậy huy động nguồn lực tại chỗ giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

+Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Đầu tư phát triển một số làng nghề để sản xuất hàng xuất khẩu, mỹ nghệ. Mặt khác do chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải đầu tư một số ngành nghề thủ công tạo việc làm cho người lao động.

-Ban hành một số khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh nhằm tăng thu cho NSNN. Đặc điểm của khoản thu này là phạm vi, đối tượng thu rộng, công tác tổ chức thu khó khăn nhưng nếu khai thác triệt để sẽ tạo được khoản thu lớn. Từ đó có điều kiện đầu tư lại phục vụ hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường cơ sở vật chất.

-Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời, đúng đối tượng, quản lý và bao quát các nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn.

-Tăng cường phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý tổ chức thu thuế.

-Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, trong đó chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế.

-Phát hiện, đề xuất những yếu tố bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện thu thuế để nhà nước từng bước hoàn thiện luật thuế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 62 - 66)