Đổi mới việc tổ chức huy động đa dạng các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 68 - 70)

*Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân cư, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế

-Trong điều kiện đầu tư từ NSNN có hạn, việc thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp

chung của đất nước là cần thiết, là đúng với tinh thần chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

+Đối với các khoản huy động đóng góp của dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn phải đảm bảo quy tắc dân chủ, tự nguyện, huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các khoản đóng góp đó. Trên cơ sở quy định chung của Bộ Tài chính, Tỉnh phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng huy động, mức đóng góp, phương thức tổ chức huy động, quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả. Thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân để nhân dân được biết, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân hơn nữa.

+Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong việc khuyến khích tạo lập các quỹ xã hội phải được công khai cho người đóng góp biết rõ mục đích huy động, mức đóng góp và việc sử dụng các nguồn huy động đó.

*Huy động vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội

Việc đa dạng hoá hình thức huy động nguồn lực tài chính từ xã hội đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội phải được tiến hành từng bước và có giải pháp phù hợp từng lĩnh vực. Về giáo dục tỉnh đã cho phép mở các trường bán công, dân lập nhưng nhà nước cần có quy chế hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất , tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở này. Về y tế cần khuyến khích mở bệnh viện tư, dân lập, phát triển y tế cộng đồng, y tế cổ truyền... Nhà nước đổi mới chính sách viện phí, bảo hiểm y tế. Phân định rõ nhiệm vụ đảm bảo của ngân sách và nhiệm vụ đảm bảo từ các nguồn tài chính bảo hiểm y tế, viện phí, học phí... cho các đối tượng sử dụng.

-Có chính sách đảm bảo cho vùng sâu, vùng xa, những người thuộc diện chính sách. Chính sách huy động phải chống bình quân chủ nghĩa, huy động theo sự phân tầng thu nhập trong xã hội, theo nguyên tắc người có thu nhập cao, người giàu phải đóng góp tương xứng khả năng và những dịch vụ công cộng được hưởng.

+ Đối với chi chương trình mục tiêu: Cần quản lý chặt chẽ các chương trình mục tiêu, tránh trùng lắp, đảm bảo tính hiệu quả, giảm bớt khó khăn trung gian, tránh lãng phí. Ngoài ra trên cơ sở các quy định của nhà nước, tỉnh nên cho phép mở rộng các quan hệ giao lưu với nước ngoài tạo nguồn vay ODA và các nguồn viện trợ không hoàn lại. Có chính sách động viên Việt kiều ở nước ngoài dưới các hình thức chuyển vốn về đầu tư liên doanh, hoặc nhận đỡ đầu học sinh, lập các tổ chức hoặc các quỹ từ thiện...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc docx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)