C 12H22O1 1+ H2O → 26H12O
Q2=F × T2 ×α × (tbm-tkk)
10.2. Vệ sinh công ngiệp.
10.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân.
- Không ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ.
10.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị.
- Các thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh, sát trùng. - Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men cần vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho chu kỳ lên men sau.
10.2.3. Vệ sinh xí nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài phân xưởng. Sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải vệ sinh khu làm việc, nhà máy cần phải có hệ thống cấp thoát nước tốt.
10.2.4. Xử lý phế liệu.
Trong quá trình sản xuất bia có nhiều phế liệu như bã nguyên liệu, bã hoa, bã men…là những phế liệu dễ gây bẩn, sau mỗi mẻ sản xuất cần phải được chứa đựng đúng nơi quy định và đưa ra ngoài phân xưởng.
10.2.5. Xử lý nước.
Nước thải có nhiều tạp chất độc hại, ô nhiễm môi trường sống của con người. Do vậy, vấn đề xử lý nước thải là rất quan trọng đồi với môi trường và sức khỏe con người. Nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
10.2.6. Xử lý nước.
Hầu hết các nguồn nước đều không đạt tiêu chuẩn cho sản xuất bia. Nhà máy sử dụng nước đã được xử lý từ nhà máy nước, trước khi đưa vào sử dụng cho sản xuất, nước được xử lý lại.
KẾT LUẬN
Qua bốn tháng làm khóa luận tốt nghiệp với nhiệm vụ thiết kế nhà máy bia lên men một pha, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với sự cố gắng của bản thân, đến nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận thiết kế này.
Trong thời làm khóa luận đã giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về công nghệ sản xuất bia, biết được trình tự tiến hành thiết kế một nhà máy sản xuất thực phẩm. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu và thực tế sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ đã giúp tôi có được cái nhìn toàn diện hơn về công nghệ và thiết bị sản xuất.
Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế, tài liệu tra cứu và tìm hiểu thực tế chưa nhiều nên bản thiết kế còn nhiều thiếu sót. Mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để cho bản thiết kế được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thiết kế
Trương Thị Lan